Thông tin về bác sĩ Phạm Ngọc Thạch

    Nhân vật liên quan

    • Bộ trưởng Bộ Y tế (8/1945 - 12/1945 và 12/1958 - 11/1968)Phạm Ngọc Thạch

BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ (8/1945 - 12/1945 VÀ 12/1958 - 11/1968)

PHẠM NGỌC THẠCH

Bìa cuốn sách: Phạm Ngọc Thạch, cuộc đời và sự nghiệp
  • Họ và tên: Phạm Ngọc Thạch
  • Ngày sinh: 2/5/1909
  • Ngày mất: 7/11/1968
  • Năm vào Đảng:1945
  • Quê quán: tỉnh Bình Định
  • Dân tộc: Kinh
  • Chức vụ:

     

    - Thứ trưởng Phủ Chủ tịch (11/1946)

    - Bộ trưởng Bộ Y tế (8/1945 - 12/1945 và 12/1958 - 11/1968)

    - Đại biểu Quốc hội: Khóa II, III

     

  • Khen thưởng/Giải thưởng:

    - Danh hiệu Anh hùng Lao động (1958)

    - Huân chương Lao động hạng Nhất (1958)

    - Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học, công nghệ (1996)

  • Tóm tắt quá trình công tác:

    - 1917: Tốt nghiệp và lấy được bằng Sơ Học Yếu Lược tại trường Primaire Élémentaire.

    - 1918: Chuyển đến học tại trường Albert Sarraut tại Thanh Hóa.

    - 1928-1932: Học tại Trường Đại học Y Đông Dương (này là trường Đại học Y Hà Nội).

    - 1932-1934: Du học tại Pháp và lấy được bằng tốt nghiệp bác sĩ. Nhận thấy những tài năng hiếm có của ông, các giáo sư tại Đại học Y khoa Paris đã tiến cử ông làm trợ lý chuyên ngành lao và các bệnh phổi

    - 1934: Trở thành trợ lý tại bệnh viện Laennec – Pháp. Cũng chính khoảng thời gian này ông được tiến cử là Giám đốc Bệnh viện Lao tại miền Đông nước Pháp và bác sĩ chuyên khoa tại Viện Điều dưỡng Haute Ville – rất nổi tiếng tại Paris.

    - 1936- 1939: Trở lại Việt Nam và tham gia Mặt Trận Bình Dân (1936 – 1939), tham gia các hoạt động của phong trào Cách mạng do Đảng Cộng Sản mà đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo. Ông được xem là nhà hoạt động cách mạng sôi nổi và có nhiều đóng góp nhất đến cho đất nước.

    - 1937: Ông cùng Marie Louise một nữ y tá người Pháp kết hôn và cùng nhau chuyển về Sài Gòn sinh sống. Mở một phòng khám riêng tại địa chỉ đường Chasseloup - Laubat (nay là 202 phường Nguyễn Thị Minh Khai, TP HCM) , mua nhiều trang thiết bị hiện đại từ nước ngoài để hỗ trợ việc thăm khám và điều trị.

    - 1940: Được bổ nhiệm làm Ủy viên Tổng Công hội bí mật Sài Gòn- Chợ Lớn.

    - 3/1945: Kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương, được giao nhiệm vụ tập hợp thanh niên, xây dựng chỗ dựa làm tiền đề cho các cuộc đấu tranh cách mạng sau này.

    - 27/8/1945: Bộ trưởng Bộ Y tế đầu tiên của Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Ủy viên Ủy ban Nhân dân Nam Bộ; Được phân công phụ trách công tác đối ngoại tham gia đàm phán với đại diện của Chính phủ Pháp.

    - 2/9/1945: Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch - Bộ trưởng Bộ Y tế - thay mặt Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, tuyên thệ trước toàn thể nhân dân “cương quyết lãnh đạo đồng bào giữ nước, vượt khó khăn nguy hiểm, xây đắp độc lập hoàn toàn cho Việt Nam” trên Lễ đài Độc lập tại Quảng trường Norodom ở Sài Gòn (nay là Thành phố Hồ Chí Minh).

    - 18/4/1946: Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ định tham gia phái đoàn Chính phủ đến Đà Lạt để đàm phán trù bị, do đồng chí Võ Nguyên Giáp làm Trưởng đoàn.

    - 11/1946: Được cử làm Thứ trưởng Phủ Chủ tịch, với nhiệm vụ làm đặc phái viên Chính phủ đi gặp lãnh đạo Thái Lan, Miến Điện, Ấn Độ để vận động chính quyền các nước này giúp Việt Nam đặt cơ quan đại diện Chính phủ và tổ chức Phòng thông tin.

    - 1948-1950: Trưởng phái đoàn Chính phủ đi kiểm tra, động viên kháng chiến ở miền Trung và Nam Bộ.

    - 1950-1952: Chủ tịch Ủy ban kháng chiến hành chính đặc khu Sài Gòn - Chợ Lớn.

    - 1950: Nghiên cứu thành công vaccine Lao và chính công trình nghiên cứu này đã được hơn 60 viện nghiên cứu của trên 40 quốc gia gửi đề nghị cung cấp tư liệu về vaccine này.

    - 1953: Trưởng Ban Y tế của Đảng phụ trách công tác Y tế An toàn khu và chăm lo, bảo vệ sức khỏe cho Bác.

    - Giữa 1953: Giám Đốc bệnh xá 303.

    - 1954-1958: Thứ trưởng Bộ Y tế.

    - 7/1958: Đảng và Nhà nước tặng Danh hiệu Anh hùng Lao động và Huân chương Lao động hạng Nhất theo Sắc lệnh số 77B ngày 7/7/1958 và Sắc lệnh số 78 ngày 8/7/1958.

    - 12/1958: Bộ trưởng Bộ Y tế kiêm Viện trưởng Viện chống Lao Trung ương, Trưởng Ban bảo vệ sức khỏe Trung ương.

    - Trong quá trình làm Bộ trưởng Bộ Y tế, ông đã có nhiều giải pháp cải thiện sức khỏe cộng đồng, phòng chống dịch bệnh ở các tỉnh miền núi. Không chỉ có những đóng góp cho chính phủ, bác sĩ Phạm Ngọc Thạch còn có những thành tựu to lớn cho y học Việt Nam.

    - 7/11/1968: Hy sinh trên chiến trường miền Nam.

    - 1996: Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa hoc, công nghệ (đợt 1) lĩnh vực Y-Dược cho Cụm công trình 34 Công trình khoa học về phòng, chống bệnh lao ở Việt Nam và Năm nguyên tắc của ngành y tế nhân dân, xây dựng mạng lưới y tế cơ sở - y tế nông thôn.

  • Các sách khoa học đã xuất bản:

    - Phòng lao cho người đã có dị ứng bằng BCG chết.

    - Về giá trị các môi trường VCL1 và VCL2 trong nuôi cấy vi trùng lao.

    - Điều trị bệnh nhân lao ngoài bệnh viện, vaccin BCG chết trong công tác chống lao trẻ em ở Việt Nam.

    - Về bệnh nhiễm trùng do Mycobacteria ở Việt Nam.

    - Nghiên cứu về tình hình sơ nhiễm ở trẻ em do trực trùng không điển hình.

    - Vấn đề phục hồi chức nǎng phổi trong việc điều trị lao phổi mạn tính.

    - Bệnh viêm phế quản mạn tính nghề nghiệp.

    - Cơ chế kích sinh chất filatov trong điều trị lao phối người lớn tiêm ở vùng huyệt phổi phối hợp với uống INH...

    - Cơ sở lý luận y học Việt Nam.

    - Quán triệt phương châm phòng bệnh trong công tác bảo vệ sức khỏe.

    - Mười nǎm xây dựng y tế nông thôn.

  • Thông tin thêm:

    - Tên của bác sĩ Phạm Ngọc Thạch được đặt tên cho nhiều đường phố như: ở quận Đống Đa, Hà Nội; ở Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh; ở thành phố Hạ Long và ở thành phố Quy Nhơn; cho các bệnh viện: bệnh viện chuyên khoa Lao và Bệnh phổi (TPHCM), bệnh viện đông y (Đà Lạt).

    - Một trường đại học y khoa của TPHCM là Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch được thành lập trên cơ sở Trung tâm Đào tạo Bồi dưỡng Cán bộ Y tế Thành phố Hồ Chí Minh.