Thông tin về Giáo sư, Bác sĩ Đặng Văn Ngữ

    Nhân vật liên quan

    • Giáo sư, bác sĩĐặng Văn Ngữ

Giáo sư, Bác sĩ Đặng Văn Ngữ

Họ và tên: Đặng Văn Ngữ

Ngày sinh: 4/4/1910

Ngày mất: 1/4/1967

Quê quán: Làng An Cựu, tỉnh Thừa Thiên Huế

Dân tộc: Kinh

Chức vụ:

 

- Chủ nhiệm Bộ môn Ký sinh trùng trường Đại học Y khoa tại Chiêm Hóa (1949-1955)

- Viện trưởng Viện Sốt rét - Ký sinh trùng và côn trùng Việt Nam (1955-1967)

 

Danh hiệu:

- Anh hùng lao động (1967)

Khen thưởng/Giải thưởng:

- Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học, công nghệ (1996)

Cuộc đời sự nghiệp:

- Thuở nhỏ ông được gia đình cho theo học tiểu học ở Vinh, trung học ở Huế sau đó học tiếp tại Hà Nội.

- 1930: Đỗ tú tài và nhận được học bổng để tiếp tục theo học tại Trường Y-Dược thuộc Đại học Đông Dương.

- 1937: Sau khi tốt nghiệp, ông được giữ lại ở trưởng và làm trợ giảng cho giáo sư, bác sĩ người Pháp là Henry Galliard, Chủ nhiệm Bộ môn Ký sinh trùng trường Đại học Y khoa Đông Dương.

- 1942: Giữ chức trưởng phòng thí nghiệm ký sinh trùng và là giảng viên Sinh học Ban Dược. Với cương vị này, ông đã dành toàn bộ thời gian cho nghiên cứu khoa học. Trong suốt thời gian đó, ông đã công bố 19 công trình nghiên cứu, trong đó có những công trình nổi tiếng thế giới và khu vực.

- 1943: Được chọn đi du học ở Nhật

- 1993-1948: Học và nghiên cứu về nấm, men gây bệnh, về lao và hủi tại Trường Đại học Tokyo, về vi trùng đường ruột ở Bệnh viện Truyền nhiễm Tokyo

- 1947-1948: Nghiên cứu về vi trùng học và huyết thanh học tại Quân Y viện 406 của Mỹ ở Nhật Bản

- 1949: Quay trở về Việt Nam tham gia cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và có nhiều đóng góp to lớn. Đặc biệt, tại chiến khu Việt Bắc, ông đã nghiên cứu thành công thuốc Penicillin giúp điều trị hiệu quả bệnh nhiễm khuẩn cho chiến sĩ, quân nhân.

- 1949-1955: Là một trong 3 người sáng lập Trường Đại học Y khoa kháng chiến tại chiến khu Việt Bắc (cùng các giáo sư Hồ Đắc Di và Tôn Thất Tùng) và là giảng viên Chủ nhiệm Bộ môn Ký sinh trùng trường Đại học Y khoa tại Chiêm Hóa.

- 1955: Sáng lập ra Viện Sốt rét – Ký sinh trùng và côn trùng Việt Nam đồng thời đảm nhận chức Viện trưởng.

- 1955-1967: Tập trung nghiên cứu vacxin phòng chống và điều trị bệnh sốt rét.

- 1/4/1967: Giáo sư, bác sĩ Đặng Văn Ngữ hy sinh trong một trận B52 rải thảm ở Trường Sơn thuộc địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế trong khi đang nghiên cứu về vaccine chống sốt rét.

- 1996: Được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học, công nghệ (đợt 1), lĩnh vực khoa học Y-Dược về sản xuất “nước lọc Penicillin” trong điều trị vết thương và điều tra, nghiên cứu về vacxin phòng chống sốt rét ở Việt Nam.

Công trình nghiên cứu:

- 1936: Nghiên cứu và phát hiện ra loài sán Clonorchis sinensis có thể ký sinh ở tụy

- 1938: Tìm ra được chu trình tiến hóa của loài Clonorchis sinensis bằng thực nghiệm ở loài Bithynia chaperi và B.longicornis và được giáo sư Nhật Bản nhận xét là nhà nấm học giỏi của châu Á.

- Trong quá trình nghiên cứu ký sinh trùng, loài muỗi ông đã phát hiện giống Piedra hortai ở Việt Nam, trong khi người Pháp nghĩ rằng chỉ có ở châu Phi.

- 1942: Phát hiện ra một giống Eurytrema tonkinensis mới ở tụy trâu bò.

- 1943: Nghiên cứu về đặc điểm tiến hóa của D.mansoni và hoàn chỉnh một số xét nghiệm miễn dịch để chẩn đoán.

- 1945: Xác định công thức kháng nguyên Salmonella.

- 1947-1948: Tham gia nghiên cứu về vi trùng học và huyết thanh học tại Quân Y viện 406 của Mỹ ở Nhật Bản

- 1947: Xác định loại nấm có tính kháng sinh cao.

- Khi hoạt động tại Việt Nam ông đã sản xuất được “nước lọc Penicillin” giúp hơn 80% thương binh Việt Nam không phải cưa tay, chân, giảm thiểu tình trạng tử vong.

- 1951: Nghiên cứu tăng gia men, nước bột ngô ngâm và nghiên cứu kháng sinh của một số thảo mộc.

- 1955-1967: Tập trung nghiên cứu vacxin phòng chống bệnh sốt rét nhưng chưa thành công thì ông đã qua đời.

Thông tin thêm:

- Ngày nay tên tuổi của Giáo sư Đặng Văn Ngữ được đặt cho nhiều trường học, các tuyến đường, phố tại Hà Hội, TPHCM, Quảng Bình,…

- Con trai của Giáo sư Đặng Văn Ngữ là Đạo diễn, Nghệ sĩ nhân dân Đặng Nhật Minh nổi tiếng.