Nhạc sĩ

Thuận Yến

  • Họ và tên: Thuận Yến
  • Tên thật là:Đoàn Hữu Công
  • Bút danh/ Bút hiệu/ Nghệ danh:Thuận Yến
  • Ngày sinh: 15/8/1932
  • Ngày mất: 24/5/2014
  • Quê quán: huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam
  • Khen thưởng/Giải thưởng:

    - Huân chương Lao động (hạng Nhất, Nhì, Ba)

    - Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật (2017)

    - Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật (2001)

    - Giải nhất ca khúc của Bộ văn hóa “Vầng trăng Ba Ðình” (1987)

    - Giải ca khúc xuất sắc của Bộ quốc phòng “Màu hoa đỏ” (1994)

    - Giải bài hát được nhiều người ưa thích năm 1992-1993 của Ðài Tiếng nói Việt Nam “Chia tay hoàng hôn”

  • Cuộc đời và sự nghiệp:

    - Năm 1940, khi 8 tuổi ông đã làm quen với âm nhạc cải lương, hát bội, hát bài chòi, âm nhạc nhà thờ Công giáo xứ Trà Kiệu.

    - Năm 1949, ông là cán bộ văn nghệ của Đoàn văn công Khu ủy Liên khu V.

    - Năm 1953, ông được biệt phái sang quân đội và được giao nhiệm vụ là một chiến sĩ văn nghệ biểu diễn cho bộ đội và dân công tham gia chiến dịch Bắc Tây Nguyên (1953-1954)

    - Sau năm 1954, ông trở lại Đoàn văn công Quân đội Liên khu V.

    - Sau hiệp định Geneva, ông tập kết ra Hà Nội và theo học sáng tác âm nhạc hệ trung cấp tại Trường Âm nhạc Việt Nam (nay là Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam). Sáng tác đầu tiên “Lên đường ra tiền tuyến” với bút danh Đoàn Hữu Công, gây ấn tượng mạnh tới lớp trẻ.

    - Bước vào kháng chiến chống Mỹ cứu nước, ông viết những bài hát động viên thanh niên lên đường: “Ba lô ta buộc cho chặt”, “Vành lá ngụy trang rất xanh”...

    - Năm 1965, ông xung phong đi chiến trường B cùng với đoàn Văn công quân giải phóng Trị Thiên, lấy bút danh là Thuận Yến, ông sáng tác nhiều ca khúc như: “Hát mừng quê ta giải phóng”, “Mỗi bước ta đi”, “Bài ca tiếp vận”, “Mỗi dòng thư Bác sáng ngời niềm tin”, … Khi cuộc đấu tranh chính trị phát triển mạnh, ông viết ca khúc “Người mẹ miền Nam tay không thắng giặc”, ca khúc nhanh chóng được yêu mến ở cả hai miền Nam, Bắc.

    - Năm 1966, ông cùng với 16 anh chị em trong đoàn Văn công giải phóng Trị Thiên ra Hà Nội tập huấn và tham gia biểu diễn phục vụ các vị lãnh đạo của Trung ương. Tại đây ông đã được gặp Bác Hồ.

    - Năm 1968, ông sáng tác nên bản tình ca "Chia tay hoàng hôn" (thơ Hoài Vũ) khi vợ chồng ông phải chia tay giữa chiến trường Quảng Trị để nghệ sĩ Thanh Hương trở về Bắc điều trị bệnh khớp.

    - Năm 1969, ông theo học sáng tác tại Nhạc viện Hà Nội. Kết thúc khóa học, ông về công tác tại Đoàn Văn công Tổng cục Xây dựng kinh tế, viết những ca khúc nổi tiếng về đề tài ca ngợi lãnh tụ: “Bác Hồ - một tình yêu bao la”, “Vầng trăng Ba Đình”, “Miền Trung nhớ Bác” và những đề tài khác như: “Lênin, Người đến đất nước tôi” (Giải nhì cuộc thi nhân kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam), “Hương tràm”, “Chia tay hoàng hôn” (thơ Hoài Vũ), “Tình yêu không lời”…

    - Cho đến khi nghỉ hưu, nhạc sĩ Thuận Yến đã có 11 ca khúc viết về người mẹ Việt Nam “Người mẹ miền Nam tay không thắng giặc”, “Người mẹ quê tôi”..., 23 ca khúc viết về người chiến sĩ “Mỗi bước ta đi”, “Màu hoa đỏ”, “Gửi em ở cuối sông Hồng”…, 24 ca khúc viết về tình yêu “Chia tay hoàng hôn”, “Tình yêu không lời”, “Khát vọng”, “Đi trong hương Tràm”…, 41 ca khúc về đất nước và các miền quê, 5 ca khúc về bạn bè quốc tế và 26 ca khúc viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh...

    - Năm 1987 , ông nhận Giải nhất ca khúc của Bộ văn hóa “Vầng trăng Ba Ðình”.

    - 1992-1993, ông nhận Giải bài hát được nhiều người ưa thích của Ðài Tiếng nói Việt Nam “Chia tay hoàng hôn”…

    - Năm 1994, ông nhận Giải ca khúc xuất sắc của Bộ quốc phòng, “Màu hoa đỏ”.

    - Năm 2001, ông nhận Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.

    - Ngày 24/5/2014, ông qua đời tại Hà Nội.

    - Năm 2017, ông được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật với chùm ca khúc: “Gửi em ở cuối sông Hồng”, “Con gái mẹ đã thành chiến sĩ”, “Vầng trăng Ba Đình”, “Chia tay Hoàng hôn” và “Người về thăm quê”.

  • Một số ca khúc chính:

    - Về Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Bác Hồ một tình yêu bao la”, “Vầng trăng Ba Đình”, “Miền Trung nhớ Bác”, "Người về thăm quê", “Về Kim Liên quê Bác”...

    - Về người mẹ Việt Nam: “Người mẹ miền Nam tay không thắng giặc”, “Người mẹ quê tôi”, “Lắng nghe con mẹ ru mẹ hát”…

    - Về người chiến sĩ: “Mỗi bước ta đi”, “Gửi em ở cuối sông Hồng”, “Màu hoa đỏ”, “Con gái mẹ đã thành chiến sĩ”…

    - Về tình yêu: “Chia tay hoàng hôn”, “Tình yêu không lời”, “Khát vọng”, “Đi trong hương Tràm”…

    - Về đất nước và các miền quê: “Hát mừng quê ta giải phóng”, “Ngũ Hành Sơn dáng đứng quê tôi”, “Hát trước tượng đài Quang Trung”…

    - Về bạn bè quốc tế: “Lênin, Người đến đất nước tôi”, “Tạm biệt Ap-xa-ra”, “Tôi nghe đàn Kô-tô”, “Phu-Xi ơi”...

  • Thông tin thêm:

    - Nhạc sĩ Thuận Yến có một gia đình hạnh phúc với vợ là nghệ sĩ đàn tỳ bà Thanh Hương, có hai con đều theo nghệ thuật: NSƯT Thanh Lam và nhạc sĩ Trí Minh-người tiên phong cho dòng nhạc điện tử Việt Nam.

    - Nhạc sĩ đã xuất bản một số tác phẩm như: “Tuyển chọn ca khúc Thuận Yến” (sách nhạc), “Đi tìm trái tim” (album, Sài Gòn Audio thu âm và phát hành), “Chia tay hoàng hôn” (album, DIHAVINA thu âm và phát hành).

Nhạc sĩ

Thuận Yến

  • Họ và tên: Thuận Yến
  • Tên thật là:Đoàn Hữu Công
  • Bút danh/ Bút hiệu/ Nghệ danh:Thuận Yến
  • Ngày sinh: 15/8/1932
  • Ngày mất: 24/5/2014
  • Quê quán: huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam
  • Khen thưởng/Giải thưởng:

    - Huân chương Lao động (hạng Nhất, Nhì, Ba)

    - Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật (2017)

    - Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật (2001)

    - Giải nhất ca khúc của Bộ văn hóa “Vầng trăng Ba Ðình” (1987)

    - Giải ca khúc xuất sắc của Bộ quốc phòng “Màu hoa đỏ” (1994)

    - Giải bài hát được nhiều người ưa thích năm 1992-1993 của Ðài Tiếng nói Việt Nam “Chia tay hoàng hôn”

  • Cuộc đời và sự nghiệp:

    - Năm 1940, khi 8 tuổi ông đã làm quen với âm nhạc cải lương, hát bội, hát bài chòi, âm nhạc nhà thờ Công giáo xứ Trà Kiệu.

    - Năm 1949, ông là cán bộ văn nghệ của Đoàn văn công Khu ủy Liên khu V.

    - Năm 1953, ông được biệt phái sang quân đội và được giao nhiệm vụ là một chiến sĩ văn nghệ biểu diễn cho bộ đội và dân công tham gia chiến dịch Bắc Tây Nguyên (1953-1954)

    - Sau năm 1954, ông trở lại Đoàn văn công Quân đội Liên khu V.

    - Sau hiệp định Geneva, ông tập kết ra Hà Nội và theo học sáng tác âm nhạc hệ trung cấp tại Trường Âm nhạc Việt Nam (nay là Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam). Sáng tác đầu tiên “Lên đường ra tiền tuyến” với bút danh Đoàn Hữu Công, gây ấn tượng mạnh tới lớp trẻ.

    - Bước vào kháng chiến chống Mỹ cứu nước, ông viết những bài hát động viên thanh niên lên đường: “Ba lô ta buộc cho chặt”, “Vành lá ngụy trang rất xanh”...

    - Năm 1965, ông xung phong đi chiến trường B cùng với đoàn Văn công quân giải phóng Trị Thiên, lấy bút danh là Thuận Yến, ông sáng tác nhiều ca khúc như: “Hát mừng quê ta giải phóng”, “Mỗi bước ta đi”, “Bài ca tiếp vận”, “Mỗi dòng thư Bác sáng ngời niềm tin”, … Khi cuộc đấu tranh chính trị phát triển mạnh, ông viết ca khúc “Người mẹ miền Nam tay không thắng giặc”, ca khúc nhanh chóng được yêu mến ở cả hai miền Nam, Bắc.

    - Năm 1966, ông cùng với 16 anh chị em trong đoàn Văn công giải phóng Trị Thiên ra Hà Nội tập huấn và tham gia biểu diễn phục vụ các vị lãnh đạo của Trung ương. Tại đây ông đã được gặp Bác Hồ.

    - Năm 1968, ông sáng tác nên bản tình ca "Chia tay hoàng hôn" (thơ Hoài Vũ) khi vợ chồng ông phải chia tay giữa chiến trường Quảng Trị để nghệ sĩ Thanh Hương trở về Bắc điều trị bệnh khớp.

    - Năm 1969, ông theo học sáng tác tại Nhạc viện Hà Nội. Kết thúc khóa học, ông về công tác tại Đoàn Văn công Tổng cục Xây dựng kinh tế, viết những ca khúc nổi tiếng về đề tài ca ngợi lãnh tụ: “Bác Hồ - một tình yêu bao la”, “Vầng trăng Ba Đình”, “Miền Trung nhớ Bác” và những đề tài khác như: “Lênin, Người đến đất nước tôi” (Giải nhì cuộc thi nhân kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam), “Hương tràm”, “Chia tay hoàng hôn” (thơ Hoài Vũ), “Tình yêu không lời”…

    - Cho đến khi nghỉ hưu, nhạc sĩ Thuận Yến đã có 11 ca khúc viết về người mẹ Việt Nam “Người mẹ miền Nam tay không thắng giặc”, “Người mẹ quê tôi”..., 23 ca khúc viết về người chiến sĩ “Mỗi bước ta đi”, “Màu hoa đỏ”, “Gửi em ở cuối sông Hồng”…, 24 ca khúc viết về tình yêu “Chia tay hoàng hôn”, “Tình yêu không lời”, “Khát vọng”, “Đi trong hương Tràm”…, 41 ca khúc về đất nước và các miền quê, 5 ca khúc về bạn bè quốc tế và 26 ca khúc viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh...

    - Năm 1987 , ông nhận Giải nhất ca khúc của Bộ văn hóa “Vầng trăng Ba Ðình”.

    - 1992-1993, ông nhận Giải bài hát được nhiều người ưa thích của Ðài Tiếng nói Việt Nam “Chia tay hoàng hôn”…

    - Năm 1994, ông nhận Giải ca khúc xuất sắc của Bộ quốc phòng, “Màu hoa đỏ”.

    - Năm 2001, ông nhận Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.

    - Ngày 24/5/2014, ông qua đời tại Hà Nội.

    - Năm 2017, ông được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật với chùm ca khúc: “Gửi em ở cuối sông Hồng”, “Con gái mẹ đã thành chiến sĩ”, “Vầng trăng Ba Đình”, “Chia tay Hoàng hôn” và “Người về thăm quê”.

  • Một số ca khúc chính:

    - Về Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Bác Hồ một tình yêu bao la”, “Vầng trăng Ba Đình”, “Miền Trung nhớ Bác”, "Người về thăm quê", “Về Kim Liên quê Bác”...

    - Về người mẹ Việt Nam: “Người mẹ miền Nam tay không thắng giặc”, “Người mẹ quê tôi”, “Lắng nghe con mẹ ru mẹ hát”…

    - Về người chiến sĩ: “Mỗi bước ta đi”, “Gửi em ở cuối sông Hồng”, “Màu hoa đỏ”, “Con gái mẹ đã thành chiến sĩ”…

    - Về tình yêu: “Chia tay hoàng hôn”, “Tình yêu không lời”, “Khát vọng”, “Đi trong hương Tràm”…

    - Về đất nước và các miền quê: “Hát mừng quê ta giải phóng”, “Ngũ Hành Sơn dáng đứng quê tôi”, “Hát trước tượng đài Quang Trung”…

    - Về bạn bè quốc tế: “Lênin, Người đến đất nước tôi”, “Tạm biệt Ap-xa-ra”, “Tôi nghe đàn Kô-tô”, “Phu-Xi ơi”...

  • Thông tin thêm:

    - Nhạc sĩ Thuận Yến có một gia đình hạnh phúc với vợ là nghệ sĩ đàn tỳ bà Thanh Hương, có hai con đều theo nghệ thuật: NSƯT Thanh Lam và nhạc sĩ Trí Minh-người tiên phong cho dòng nhạc điện tử Việt Nam.

    - Nhạc sĩ đã xuất bản một số tác phẩm như: “Tuyển chọn ca khúc Thuận Yến” (sách nhạc), “Đi tìm trái tim” (album, Sài Gòn Audio thu âm và phát hành), “Chia tay hoàng hôn” (album, DIHAVINA thu âm và phát hành).


Có (0) kết quả được tìm thấy cho từ khóa