Anh hùng, Liệt sĩ

Trần Can

  • Họ và tên: Trần Can
  • Năm sinh: 1931
  • Ngày mất: 7/5/1954
  • Thời gian nhập ngũ:1951
  • Quê quán: Xã Sơn Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An
  • Chức vụ:

    - Đại đội phó bộ binh thuộc Trung đoàn 209, Đại đoàn 312

  • Khen thưởng/Giải thưởng:

    - Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân (1956)

    - 2 Huân chương Quân công (hạng Nhì và hạng Ba)

    - 2 Huân chương Chiến công hạng Nhất

    - 2 lần được bầu là Chiến sĩ thi đua của Đại đoàn 312

  • Tóm tắt thành tích chiến đấu:

    - Năm 1951, đồng chí Trần Can nhập ngũ và được phân về Trung đoàn 209, Đại đoàn 312 (nay là Sư đoàn 312, Quân đoàn 1).

    - Năm 1952, đồng chí Trần Can cùng Trung đoàn 209 tham gia Chiến dịch Tây Bắc. Trong trận đánh địch ở Bản Hoa, đồng chí làm nhiệm vụ xung kích đã dùng thủ pháo diệt 1 ụ súng địch để đơn vị tiến công. Khi tiểu đội bị thương vong, đồng chí hiệp đồng với 2 đồng chí ở tiểu đội khác và dẫn đầu tổ diệt 3 ụ súng của địch, đánh vào chỉ huy Sở diệt đầu não, bắt sống 22 tên, thu 17 súng các loại.

    - Cuối năm 1953, để chuẩn bị cho Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử, đơn vị đồng chí Trần Can được giao nhiệm vụ mở đường kéo pháo và kéo pháo vào trận địa. Đồng chí Trần Can đã nhiều lần hăng hái dập lửa cứu pháo; mưu trí, dũng cảm đưa pháo về vị trí tập kết an toàn.

    - Trong trận đánh cứ điểm Him Lam mở đầu cho Chiến dịch Điện Biên Phủ, Trần Can chỉ huy tiểu đội nhanh chóng chiếm lô cốt đầu cầu, rồi đánh thẳng vào sở chỉ huy, tiêu diệt địch còn lại trong hầm ngầm, bắt 25 tên địch, thu nhiều vũ khí. Trần Can đã cắm lá cờ "Quyết chiến, Quyết thắng" lên trung tâm cứ điểm Him Lam. Đây là lá cờ đầu tiên quân ta cắm trên cứ điểm địch tại chiến trường Điện Biên Phủ.

    - Trong những ngày đầu tháng 5/1954, tại trận đánh điểm cao 507, ta với địch giành giật với nhau quyết liệt. Đồng chí Trần Can cùng tiểu đội kiên quyết giữ và đã đánh lui 4 đợt phản kích của địch. Địch phản công lần thứ 5, chúng ném lựu đạn tới tấp, đồng chí nhặt lựu đạn ném lại và chỉ huy đơn vị đánh giáp lá cà với địch. Cán bộ chỉ huy của Đại đội bị thương vong hết, bản thân đồng chí Trần Can cũng bị thương nặng nhưng vẫn thay cán bộ đại đội chỉ huy chiến đấu.

    - Rạng sáng 7/5/1954, Trần Can tiếp tục cùng đồng đội, hợp thành các cánh quân đánh tan nhiều cuộc phản kích của địch. Đồng chí thường xuyên động viên tinh thần anh em chiến sĩ trong tiểu đội quyết tâm giữ vững trận địa, tạo thế và lực cho đơn vị tiến vào trung tâm Mường Thanh. Khi chiến thắng gần cận kề, một đợt hỏa lực mạnh của địch bất ngờ ập xuống, Trần Can trúng đạn và anh dũng hy sinh.

    - Ngày 7/5/1956, Liệt sĩ Trần Can được Đảng và Nhà nước truy tặng Huân chương Quân công hạng Nhì và danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.

  • Thông tin thêm:

    - Sau Chiến thắng Điện Biên Phủ, chiếc mũ nan của Anh hùng liệt sĩ Trần Can dùng để che nắng, che mưa trong quá trình học tập, công tác, chiến đấu được đồng đội lưu giữ như một kỷ vật chiến trường tại nhà truyền thống của Sư đoàn 312 (Quân đoàn 1). Chiếc mũ mộc mạc, giản dị, nhưng là minh chứng sống động về một thời oanh liệt của cả dân tộc, để lại dấu ấn không thể phai mờ trong tâm khảm những người đã từng sống, chiến đấu, hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc.

    - Đặc biệt, tháng 4/2024, nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, Anh hùng Liệt sĩ Trần Can được thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên) đặt tên cho một trong 24 tuyến đường mang tên các Anh hùng được phong tặng trong Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ.

Anh hùng, Liệt sĩ

Trần Can

  • Họ và tên: Trần Can
  • Năm sinh: 1931
  • Ngày mất: 7/5/1954
  • Thời gian nhập ngũ:1951
  • Quê quán: Xã Sơn Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An
  • Chức vụ:

    - Đại đội phó bộ binh thuộc Trung đoàn 209, Đại đoàn 312

  • Khen thưởng/Giải thưởng:

    - Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân (1956)

    - 2 Huân chương Quân công (hạng Nhì và hạng Ba)

    - 2 Huân chương Chiến công hạng Nhất

    - 2 lần được bầu là Chiến sĩ thi đua của Đại đoàn 312

  • Tóm tắt thành tích chiến đấu:

    - Năm 1951, đồng chí Trần Can nhập ngũ và được phân về Trung đoàn 209, Đại đoàn 312 (nay là Sư đoàn 312, Quân đoàn 1).

    - Năm 1952, đồng chí Trần Can cùng Trung đoàn 209 tham gia Chiến dịch Tây Bắc. Trong trận đánh địch ở Bản Hoa, đồng chí làm nhiệm vụ xung kích đã dùng thủ pháo diệt 1 ụ súng địch để đơn vị tiến công. Khi tiểu đội bị thương vong, đồng chí hiệp đồng với 2 đồng chí ở tiểu đội khác và dẫn đầu tổ diệt 3 ụ súng của địch, đánh vào chỉ huy Sở diệt đầu não, bắt sống 22 tên, thu 17 súng các loại.

    - Cuối năm 1953, để chuẩn bị cho Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử, đơn vị đồng chí Trần Can được giao nhiệm vụ mở đường kéo pháo và kéo pháo vào trận địa. Đồng chí Trần Can đã nhiều lần hăng hái dập lửa cứu pháo; mưu trí, dũng cảm đưa pháo về vị trí tập kết an toàn.

    - Trong trận đánh cứ điểm Him Lam mở đầu cho Chiến dịch Điện Biên Phủ, Trần Can chỉ huy tiểu đội nhanh chóng chiếm lô cốt đầu cầu, rồi đánh thẳng vào sở chỉ huy, tiêu diệt địch còn lại trong hầm ngầm, bắt 25 tên địch, thu nhiều vũ khí. Trần Can đã cắm lá cờ "Quyết chiến, Quyết thắng" lên trung tâm cứ điểm Him Lam. Đây là lá cờ đầu tiên quân ta cắm trên cứ điểm địch tại chiến trường Điện Biên Phủ.

    - Trong những ngày đầu tháng 5/1954, tại trận đánh điểm cao 507, ta với địch giành giật với nhau quyết liệt. Đồng chí Trần Can cùng tiểu đội kiên quyết giữ và đã đánh lui 4 đợt phản kích của địch. Địch phản công lần thứ 5, chúng ném lựu đạn tới tấp, đồng chí nhặt lựu đạn ném lại và chỉ huy đơn vị đánh giáp lá cà với địch. Cán bộ chỉ huy của Đại đội bị thương vong hết, bản thân đồng chí Trần Can cũng bị thương nặng nhưng vẫn thay cán bộ đại đội chỉ huy chiến đấu.

    - Rạng sáng 7/5/1954, Trần Can tiếp tục cùng đồng đội, hợp thành các cánh quân đánh tan nhiều cuộc phản kích của địch. Đồng chí thường xuyên động viên tinh thần anh em chiến sĩ trong tiểu đội quyết tâm giữ vững trận địa, tạo thế và lực cho đơn vị tiến vào trung tâm Mường Thanh. Khi chiến thắng gần cận kề, một đợt hỏa lực mạnh của địch bất ngờ ập xuống, Trần Can trúng đạn và anh dũng hy sinh.

    - Ngày 7/5/1956, Liệt sĩ Trần Can được Đảng và Nhà nước truy tặng Huân chương Quân công hạng Nhì và danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.

  • Thông tin thêm:

    - Sau Chiến thắng Điện Biên Phủ, chiếc mũ nan của Anh hùng liệt sĩ Trần Can dùng để che nắng, che mưa trong quá trình học tập, công tác, chiến đấu được đồng đội lưu giữ như một kỷ vật chiến trường tại nhà truyền thống của Sư đoàn 312 (Quân đoàn 1). Chiếc mũ mộc mạc, giản dị, nhưng là minh chứng sống động về một thời oanh liệt của cả dân tộc, để lại dấu ấn không thể phai mờ trong tâm khảm những người đã từng sống, chiến đấu, hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc.

    - Đặc biệt, tháng 4/2024, nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, Anh hùng Liệt sĩ Trần Can được thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên) đặt tên cho một trong 24 tuyến đường mang tên các Anh hùng được phong tặng trong Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ.


Có (0) kết quả được tìm thấy cho từ khóa