Trận chiến đấu không quân 28/12/1972

Ngày 14.12, Tổng thống Nichxơn thông qua kế hoạch tập kích chiến lược bằng máy bay B-52 vào Hà Nội, Hải Phòng và một số địa phương lân cận, nhằm uy hiếp tinh thần chiến đấu, phá hoại tiềm lực kinh tế, Quân sự cùa miền Bắc Việt nam, thực hiện ý đồ thương lượng trên thế mạnh; bước leo thang cao nhất của không quân Mĩ trong chiến tranh phá hoại đối với miền Bắc Việt nam. Để thực hiện kế hoạch trên, Bộ tư lệnh không quân chiến lược Mĩ (SAC) huy động 3 biên đội B-52 (103 chiếc) và 250 tổ lái tham gia Chiến dịch Lainơbêchcơ II (18-29.12.1972). B-52 có thể bay trong điều kiện khí tượng phức tạp, bán kính hoạt động xa, tốc độ 800-900 km/h, thường hoạt động ở độ cao trên 10 km, được trang bị nhiều khí tài điện tử để gây nhiễu các phương tiện tiến công của đối phương (tên lửa, máy bay tiêm kích) và được nhiều máy bay tiêm kích bảo vệ. SAC xác định MiG-21 của Việt nam có khả năng bắn rơi B-52, nên đã cho không quân Mĩ đánh phá huỷ diệt các sân bay miền Bắc Việt nam và tăng cường máy bay tiêm kích bảo vệ đội hình B-52.
Sau trận phi công Vũ Đình Rạng bắn bị thương B-52 (20.11.1971), Bộ tư lệnh Binh chủng Không quân khẳng định với tính năng của MiG-21 được trang bị 2 tên lừa không đối không, nếu chỉ huy, dẫn đường tốt, phi công mưu trí, dũng cảm, không quân tiêm kích có khả năng bắn rơi B-52. Đến cuối 1972, phần lớn phi công MiG-21 đã có thể chiến đấu ở độ cao trên 10 km theo yêu cầu của phương án đánh B-52.
Ngày 25.12, do bị thất bại nặng trong đợt 1 chiến dịch Lainơbêchcơ II và lấy cớ nghỉ lễ Nôen, Mĩ tạm ngừng cuộc tập kích đường không. Kết thúc đợt 1 chiến dịch, phòng không Việt nam bắn rơi 46 máy bay các loại, trong đó có 18 máy bay B-52; không quân tiêm kích bắn rơi một số máy bay chiến thuật nhưng vẫn chưa tiếp cận được B-52 (một số phi công sẵn sàng lao vào máy bay B-52 nếu 2 tên lửa chưa tiêu diệt mục tiêu). Bộ tư lệnh Binh chủng Không quân chỉ đạo nghiên cứu quy luật, thủ đoạn hoạt động của địch và kinh nghiệm những lần xuất kích của ta, nhận thấy vấn đề quan trọng hàng đầu với không quân là phải giữ được bí mật, tạo được yếu tố bất ngờ về địa điểm và thời cơ cất cánh. Do tất cả các sân bay trên miền Bắc đều đã bị không quân Mĩ phát hiện và đánh phá, nên MiG-21 cần bí mật cơ động đến các sân bay ở vòng ngoài, phối hợp chặt chẽ giữa sở chỉ huy trung tâm và sở chỉ huy vòng ngoài để dẫn đường cho không quân tiêm kích tiếp cận mục tiêu. Khi đã phát hiện được mục tiêu, phi công mở rađa ngắm bắn; nếu bị địch gây nhiễu, vô hiệu hoá rađa thì dùng phương pháp ngắm bắn trực tiếp bằng mắt. Đêm 27.12, phi công Phạm Tuân lái máy bay MiG-21 cất cánh từ sân bay Yên Bái bắn rơi 1 chiếc B-52. Ngày 28.12, Mĩ huy động số lượng lớn máy bay chiến thuật đánh ngày và 60 lần chiếc B-52 đánh đêm, đánh trả đũa vào các sân bay Nội Bài, Kép, Yên Bái, Gia Lâm.
Sở chỉ huy Binh chủng Không quân chi đạo bí mật cơ động MiG-21 và phi công vào sân bay Cẩm Thuỷ - Thanh Hoá, trong số đó có Thượng uý Vũ Xuân Thiều, phi công mới chuyển từ Trung đoàn Không quân 921 sang Trung đoàn Không quân 927 trong phi đội MiG-21 bay đêm. Sân bay Cẩm Thủy là sân bay dã chiến mới xây dựng trong nông trường trồng cam, có 1 đường băng đất nện. Đêm 22.12, máy bay B-52 đã phá huỷ đường băng, không quân Mĩ cho ràng sân bay đã hư hòng nặng, MiG-21 không sử dụng được nên cũng không đánh phá lại. Lực lượng công binh đã tranh thủ san lấp hố bom, tạo một đường băng hẹp, vừa đù cho MiG-21 hoạt động, nhưng chỉ phi công giỏi mới có thể cất hạ cánh an toàn trong đêm. 21 giờ 41 phút ngày 28.12, Vũ Xuân Thiều được lệnh cất cánh (M1G-21-F94) giữa ánh sáng của hàng trăm ngọn đuốc do các nữ dân quân cầm làm cọc tiêu. sở chỉ huy Trung đoàn Không quân 921 đặt tại sân bay Thọ Xuân phối hợp với sở chỉ huy Binh chủng và sở chỉ huy Trung đoàn Không quân 927 liên tục thông báo tình hình cho phi công. Thượng uý Lê Thiết Hùng, nhân viên dẫn đường mặt đất bí mật dẫn phi công vòng phía sau đội hình địch, bất ngờ vượt qua lực lượng bảo vệ tiếp cận mục tiêu, bằng 2 quả tên lửa không đối không bắn rơi tại chỗ 1 máy bay B-52. Do cự li quá gần, máy bay không kịp thoát li, Vũ Xuân Thiều hi sinh. Đơn vị và nhân dân địa phương đã an táng Vũ Xuân Thiều tại nghĩa trang liệt sĩ tỉnh Sơn La. Ngày 20.12.1994 Vũ Xuân Thiều được Nhà nước truy tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Cùng với chiến công của Vũ Đình Rạng, Phạm Tuân, trận chiến đấu không quân ngày 28.12 ghi thêm chiến công của Không quân nhân dân Việt nam lần đầu tiên trên thế giới bắn hạ B-52 bằng máy bay MiG-21. Trận đánh thể hiện tinh thần kiên quyết tiến công, sẵn sàng hi sinh đế giành chiến thắng của bộ đội Không quân Việt nam.

Nguồn: Bách Khoa toàn thư Quân sự Việt Nam, Quyển 1: Lịch sử Quân sự (Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân - năm 2015)