Trận Cửa Việt (31/1/1973)
Cảng Cửa Việt là địa bàn trọng yếu ở vùng giải phóng tỉnh Quảng Trị, có ý nghĩa rất quan trọng về Quân sự, chính trị, nên trước khi Hiệp định Pari 1973 về Việt Nam có hiệu lực, ta và địch đều quyết chiếm giữ. Sau 3 cuộc hành quân “Sóng thần 36,45, 18” đánh ra Cửa Việt thất bại, ngày 25.1.1973 quân đội Sài Gòn tập trung lực lượng mở cuộc hành quân “Tănggô Xiti” có quy mô lớn hơn để thực hiện tham vọng đánh chiếm Cửa Việt. Cuộc hành quân chia làm 2 bước: bước 1, chiếm các bàn đạp Thanh Hội, Vĩnh Hòa, Long Quang, An Trạch; bước 2, chiếm Lệ Xuyên, Bồ Bảng, điểm cao 12, Hà Tây; trong đó mục tiêu chủ yếu là cảng Cửa Việt. Lực lượng quân đội Sài Gòn tham gia cuộc hành quân gồm lữ đoàn 147,258 và Lữ đoàn đặc nhiệm, 2 tiểu đoàn bảo an, 3 thiết đoàn (17, 18, 20), 4 tiểu đoàn pháo binh (40 khẩu), 4 tàu LCU, được không quân và hải quân Mĩ chi viện hoả lực; trong đó lực lượng đánh ra khu vực Cửa Việt chủ yếu là Lừ đoàn đặc nhiệm. Ta bố trí phòng ngự ở cánh Đông trước khi địch mở cuộc hành quân chủ yếu là lực lượng của Sư đoàn 320B gồm 3 trung đoàn (27, 48, 64), lực lượng phối thuộc có Trung đoàn 101 (Sư đoàn 325) lực lượng K5 (hải quân), 2 tiểu đoàn bộ đội địa phương, được xe tăng, pháo binh chi viện hoà lực. Trong quá trình tác chiến được trên tăng cường thêm một số lực lượng thuộc Sư đoàn 304 và xe tăng. Ở khu vực Cửa Việt vào thời điểm địch mở cuộc hành quân lực lượng ta chủ yếu có Trung đoàn 64 bố trí ở Nhật Lệ, Tân Lịch, Hoàng Hà, Xuân Khánh, Trung đoàn 101 bố trí ở Thanh Hội, Vĩnh Hòa, Hà Tây và Lực lượng hải quân (K5) bố tri ở khu vực cảng Cửa Việt. Kế hoạch tác chiến: sau khi phát hiện quân đội Sài Gòn mở cuộc hành quân đánh ra Cửa Việt, 12 giờ 30 phút ngày 25.1, Bộ tư lệnh chiến dịch lệnh cho Bộ chi huy cánh Đông, bỏ kế hoạch đánh chợ Sải, tập trung lực lượng sẵn sàng tiêu diệt địch tiến công ra Cửa Việt; đồng thời điều 2 đại đội pháo 85 mm vào đông điểm cao 31 và Lâm Xuân, sẵn sàng đánh địch ở hướng biển và chi viện cho hướng Cửa Việt; 2 đại đội xe tăng dự bị sẵn sàng hiệp đồng với Sư đoàn 304 đánh địch ở Đông Hà hoặc Cửa Việt; Sư đoàn 304 (trung đoàn 24, 66) sẵn sàng cơ động sang nam và bắc Cửa Việt hiệp đồng với Sư đoàn 320B đánh địch. Các trận địa pháo ở phía tả ngạn sông Thạch Hãn tăng thêm số lượng và cơ số đạn đủ để chi viện cho các sư đoàn 320B và 325 đánh liên tục từ 5 đến 7 ngày với cường độ cao.
Từ 26-30.1, diễn ra nhiều trận chiến đấu ác liệt trên các hướng đánh trả cuộc hành quân lấn chiếm vùng giải phóng của quân đội Sài Gòn. Riêng ở khu vực Cửa Việt các lực lượng ta chặn đánh quyết liệt từ ngày 28-30.1, diệt nhiều sinh lực địch, Lữ đoàn đặc nhiệm phải co lại thành 4 cụm (kéo dài từ nam Cửa Việt đến Vĩnh Hòa): cụm 1 cách phía sau Cảng Mĩ 600 m (1 đại đội bộ binh và 18-20 xe tăng), cụm 2 ở đông thôn Hà Tây (1 đại đội bộ binh, 10 xe tăng và xe M. 113), cụm 3 ở bắc điểm cao 4(1 đại đội bộ binh, 8-10 xe tăng), cụm 4 ở nam điểm cao 4(1 đại đội bộ binh, 10 tới 15 xe tăng). Đội hình quân đội Sài Gòn bố trí phòng thủ theo kiểu “trâu đàn ngủ rừng”, dựa vào xe tăng, xe thiết giáp ở vòng ngoài làm lá chắn cho bộ binh ở vòng trong, đồng thời tập trung hoả lực ngăn chặn ta tiến công từ xa.
Sau khi điều chỉnh lại lực lượng và hoàn thành mọi công tác chuẩn bị, Bộ chỉ huy cánh Đông quyết định tổ chức trận phản công sử dụng sức mạnh hiệp đồng binh chủng để tiêu diệt Lữ đoàn đặc nhiệm và một số lực lượng khác cúa địch trong khu vực nam Cửa Việt - Vĩnh Hòa. 6 giờ 30 phút ngày 31.1, ta nổ súng đánh các cụm quân địch. Mở đầu trận đánh, ta sử dụng các trận địa pháo ở bờ bắc sông Thạch Hãn, sông Cửa Việt và pháo tầm xa ở Cồn Tiên, Dốc Miếu dồn dập bắn đạn vào các cụm quân địch trong khu vực Cửa Việt. Sau 30 phút bắn cấp tập, ta chuyến làn bắn ngăn chặn không cho quân quân đội Sài Gòn từ phía sau lên; xe tăng và bộ binh từ các hướng tiến công vào cụm quân lớn nhất của địch ở gần cảng Cửa Việt. Thực hiện lối đánh gần, chia cắt địch ra từng màng nhỏ, bám sát diệt xe tăng, thiết giáp địch, làm mất chỗ dựa phòng ngự cơ bản của lính đặc nhiệm địch; Tiểu đoàn 1 (Trung đoàn 48), Tiểu đoàn 8 (Trung đoàn 64), Tiểu đoàn 7 (Trung đoàn 271), Tiểu đoàn 1 (Trung đoàn 101) và các phân đội súng chống tăng được tăng cường nhanh chóng tiêu diệt cụm quân đóng gần cảng Cửa Việt ép địch phải rút về Vĩnh Hòa.
Ở khu vực Vĩnh Hòa, Tiểu đoàn 9 (Trung đoàn 64) và Tiêu đoàn 2 (Trung đoàn 101) tô chức các chốt chặn nhằm khoá chặt quân địch ở bãi cát Vĩnh Hòa, tiêu diệt quân địch từ Cửa Việt rút về và phối hợp với Tiểu đoàn 6 (Trung đoàn 24) tiến công cụm quân địch ớ bãi cát Vĩnh Hòa. Cuộc chiến đấu diễn ra khấn trương và quyết liệt đến 8 giờ 30 phút, 2 cụm quân địch ở cảng Cửa Việt và bắc Vĩnh Hòa bị tiêu diệt. Để đẩy mạnh tốc độ phản công tiêu diệt hoàn toàn Lữ đoàn đặc nhiệm trong 2 cụm quân còn lại ở nam Vĩnh Hòa và bắc Thanh Hội, Bộ chỉ huy cánh Đông quyết định sứ dụng Trung đoàn 64 tổ chức một mũi đột kích mạnh gồm toàn bộ lực lượng của trung đoàn (trừ Tiểu đoàn 9) và lực lượng chống tăng thuộc Tiểu đoàn 1 (Trung đoàn 27) đánh vào trung tâm cụm quân địch ở Vĩnh Hòa 2. Tiểu đoàn 9 đưa lực lượng vào chốt chặn khu vực đông nam Vĩnh Hòa không cho địch rút về Thanh Hội, Tiểu đoàn 2 (Trung đoàn 101) và lực lượng còn lại của Tiểu đoàn 6 (Trung đoàn 24) hình thành mũi tiến công dọc ven biến đánh vào Vĩnh Hòa 2 từ phía bắc. 12 giờ 30 phút ngày 31.1, hai cụm quàn địch còn lại ở nam Vĩnh Hòa và bắc Thanh Hội bị tiêu diệt hoàn toàn, trận đánh kết thúc; tuyến phòng thú của ta từ Cửa Việt đến Thanh Hội, Long Quang được khôi phục; cuộc hành quân “Tănggô Xiti” của địch bị đánh bại hoàn toàn.
Kết quả, từ 25-31.1.1973, ta đã tiêu diệt Lữ đoàn đặc nhiệm quân đội Sài Gòn, Lữ đoàn Thủy quân lục chiến 147 và 6 chi đoàn thiết giáp địch bị đánh thiệt hại nặng, diệt 2.232, bắt 170 quân, phá hủy 113 xe tăng, xe thiết giáp, thu 13 xe quân sự các loại, bắn rơi 5 máy bay, bắn cháy 1 tàu, phá huỷ 10 pháo, thu hơn 300 súng các loại và nhiều đồ dùng quân sự. Trận phản đột kích Cửa Việt thắng lợi đã làm thay đổi so sánh lực lượng có lợi cho ta trên chiến trường Quảng Trị, góp phần bào vệ vững chắc vùng giải phóng, buộc địch phải nghiêm chình thi hành Hiệp định Pari về Việt Nam. Điều đặc biệt của trận đánh này là, bằng vũ khí chống tăng thông thường nhưng ta đã tiêu diệt phần lớn xe tăng, thiết giáp địch và buộc số còn lại phải rút chạy.
Nguồn: Bách Khoa toàn thư Quân sự Việt Nam, Quyển 1: Lịch sử Quân sự (Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân - năm 2015)