Thiếu tướng, Giáo sư, Viện sĩ

Trần Đại Nghĩa

  • Họ và tên: Phạm Quang Lễ
  • Ngày sinh: 13/9/1913
  • Ngày mất: 9/8/1997
  • Quê quán: Làng Chánh Hiệp, quận Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long (nay là xã Hòa Hiệp, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long)
  • Chức vụ:

    - Chủ tịch Liên Hiệp các Hội Khoa học - Kỹ thuật Việt Nam (1983-1988)

    - Viện trưởng Viện Khoa học Việt Nam (1975-1983)

    - Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học - Kỹ thuật Nhà nước (1965-1977)

    - Chủ nhiệm Ủy ban kiến thiết cơ bản Nhà nước (1964-1971)

    - Hiệu trưởng Trường Đại học chuyên nghiệp Bách Khoa (1956)

    - Cục trưởng Cục Pháo binh (1949-1952)

    - Cục trưởng Cục quân giới (1947-1954)

    - Đại biểu Quốc hội: Khóa II, III

  • Danh hiệu/Vinh danh:

    - Viện sĩ Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô

  • Khen thưởng/Giải thưởng:

    - Huân chương Hồ Chí Minh

    - Huân chương Quân công hạng Nhất

    - Huân chương Kháng chiến hạng Nhất

    - Anh hùng Lao động (1952)

    - Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học, công nghệ (1996)

  • Cuộc đời và sự nghiệp:

    - 1926: Thi đỗ hạng ưu vào Trường Trung học Mỹ Tho (Collège de Mỹ Tho), được nhận học bổng 4 năm học.

    - 1930: Được tuyển thẳng vào Trường Trung học Pétrus Ký Sài Gòn (nay là trường THPT chuyên Lê Hồng Phong) được học bổng 3 năm liền.

    - 1933: Đỗ thủ khoa tú tài bản xứ và tú tài Tây.

    - 9/1935: Sang Pháp du học.

    - 6/1936: Thi đậu vào Trường Đại học quốc gia Cầu đường Paris ở Pháp. Trong thời gian này, ông vừa học Trường Đại học quốc gia Cầu đường Paris, vừa học Đại học Xoócbon (Sorbonne), Học viện Kỹ thuật Hàng không, Trường Đại học Điện, đồng thời ông thi lấy chứng chỉ ở Trường Đại học Bách khoa, Trường Đại học Mỏ. Ngoài ra, ông còn tự tìm tòi, nghiên cứu những vấn đề về chế tạo và sử dụng thuốc nổ, về thiết kế chế tạo vũ khí.

    - Sau 11 năm học tập, nghiên cứu, ông đã ghi chép được hơn 30.000 trang tài liệu về vũ khí, thuốc nổ hầu hết là các tài liệu mật.

    - 9/1936: Hưởng ứng lời kêu gọi của Bác Hồ, ông đã trở về nước.

    - 12/1946: Được Chủ tịch Hồ Chí Minh giao nhiệm vụ làm Cục trưởng Cục Quân giới và đặt tên mới cho ông là Trần Đại Nghĩa.

    - 2/1947: Dưới sự chỉ đạo kỹ thuật của ông, các cán bộ, chiến sĩ quân giới đã sản xuất thành công súng Bazooka và nhiều loại vũ khí hạng nặng phục vụ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

    - 1948: Được phong quân hàm Thiếu tướng, trở thành 11 vị tướng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam.

    - 1949: Kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương.

    - 3/1949-6/1952: Cục trưởng Cục Pháo binh (Bộ Quốc phòng).

    - 6/1950: Thứ trưởng Bộ Công thương kiêm Cục trưởng Cục Pháo binh (Bộ Quốc phòng).

    - 1952: Là một trong những người đầu tiên được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động.

    - 1954: Thứ trưởng Bộ Công nghiệp.

    - 1956: Thứ Trưởng Bộ Công nghiệp kiêm Hiệu trưởng Trường Đại học chuyên nghiệp Bách Khoa (nay là Trường Đại học Bách khoa Hà Nội).

    - 1960: Thứ Trưởng Bộ Công nghiệp nặng.

    - 1963: Phó Chủ nhiệm Ban Kiến thiết cơ bản Nhà nước.

    - 1965: Chủ nhiệm Ban Kiến thiết cơ bản Nhà nước kiêm Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước.

    - 1966: Trở lại phục vụ quân đội, đảm nhận chức Phó Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần, phụ trách theo dõi, chỉ đạo về kỹ thuật vũ khí quốc phòng, đồng thời tiếp tục làm Chủ nhiệm Ban Kiến thiết cơ bản Nhà nước và Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước. Viện sĩ Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô.

    - 1975-1983: Viện trưởng Viện Khoa học Việt Nam (Nay là Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam).

    - 1983-1988: Chủ tịch đầu tiên của Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam.

    - 9/8/1997: Ông qua đời, hưởng thọ 85 tuổi. Ngưỡng mộ tài năng, đức độ của một nhà khoa học quân sự tài ba, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã gọi Giáo sư Trần Đại Nghĩa là “Ông phật làm súng”. Giới khoa học quân sự, nhân dân Việt Nam và bạn bè đã mệnh danh Giáo sư là “Ông vua vũ khí”.

    - 1996: Được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học, công nghệ (đợt 1) về Cụm công trình nghiên cứu và chỉ đạo kỹ thuật chế tạo vũ khí (bazooka, súng không giật, đạn bay) trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp 1945-1954.

  • Công trình nghiên cứu:

    - Nghiên cứu và chỉ đạo kỹ thuật chế tạo súng Bazooka, súng không giật SKZ, đạn bay) trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp 1945-1954

    - Cùng đồng sự cải hoán thành công nhiều vũ khí thiết bị quan trọng, phù hợp với điều kiện tác chiến và chiến trường Việt Nam, như: Dàn hỏa tiễn Cachiusa do Liên Xô viện trợ cho phù hợp với chiến trường chiến tranh du kích của Việt Nam

    - Cùng đồng sự cải tiến độ nổ phân mảnh của đầu đạn tên lửa SAM-2; tìm ra kỹ thuật khắc phục thủ đoạn gây nhiễu của địch trên ra-đa để nhìn rõ hơn máy bay B52 và điều khiển tên lửa SAM-2 trúng mục tiêu

    - Cùng đồng sự nghiên cứu cách sử dụng một số loại vũ khí phòng không thông thường, biện pháp đơn giản như: dùng cao xạ 100 ly, pháo 100 ly, tên lửa chống nhiễu…

    - Cùng đồng sự nghiên cứu ra nhiều biện pháp chống bom từ trường, chống bom bi, chống “cây nhiệt đới”, máy đếm, chống bom laser, mìn lá, lựu đạn vi điện tử,… Đặc biệt, là xe phóng từ trường từ xa ra đời đã chấm dứt tình trạng những đoàn xe vận tải chi viện chiến trường miền Nam bị phá hủy bởi bom từ trường của đối phương

  • Thông tin thêm:

    - Để ghi nhớ công lao to lớn của Giáo sư, Viện sĩ Trần Đại Nghĩa, nhiều công trình tại các đơn vị, địa phương trong cả nước đã được vinh dự mang tên đồng chí như: Phố Trần Đại Nghĩa ở Hà Nội, đường Trần Đại Nghĩa tại Thành phố Đà Nẵng, đường Trần Đại Nghĩa tại Thành phố Hồ Chí Minh, đường Trần Đại Nghĩa ở phường 4, thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long.

    - Ngoài ra tên của ông còn được đặt cho một số trường học trên cả nước, trong đó có trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, Trường Đại học Trần Đại Nghĩa ở TPHCM, trường Tiểu học và Trường THPT Trần Đại Nghĩa ngay tại quê hương đồng chí (Tam Bình, Vĩnh Long.

    - Đặc biệt là Khu lưu niệm Giáo sư, Viện sĩ Trần Đại Nghĩa với quy mô diện tích 16.526m2 tại ấp Mỹ Phú I, xã Tường Lộc, huyện Tam Bình, khánh thành đúng vào dịp kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của đồng chí.

Thiếu tướng, Giáo sư, Viện sĩ

Trần Đại Nghĩa

  • Họ và tên: Phạm Quang Lễ
  • Ngày sinh: 13/9/1913
  • Ngày mất: 9/8/1997
  • Quê quán: Làng Chánh Hiệp, quận Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long (nay là xã Hòa Hiệp, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long)
  • Chức vụ:

    - Chủ tịch Liên Hiệp các Hội Khoa học - Kỹ thuật Việt Nam (1983-1988)

    - Viện trưởng Viện Khoa học Việt Nam (1975-1983)

    - Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học - Kỹ thuật Nhà nước (1965-1977)

    - Chủ nhiệm Ủy ban kiến thiết cơ bản Nhà nước (1964-1971)

    - Hiệu trưởng Trường Đại học chuyên nghiệp Bách Khoa (1956)

    - Cục trưởng Cục Pháo binh (1949-1952)

    - Cục trưởng Cục quân giới (1947-1954)

    - Đại biểu Quốc hội: Khóa II, III

  • Danh hiệu/Vinh danh:

    - Viện sĩ Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô

  • Khen thưởng/Giải thưởng:

    - Huân chương Hồ Chí Minh

    - Huân chương Quân công hạng Nhất

    - Huân chương Kháng chiến hạng Nhất

    - Anh hùng Lao động (1952)

    - Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học, công nghệ (1996)

  • Cuộc đời và sự nghiệp:

    - 1926: Thi đỗ hạng ưu vào Trường Trung học Mỹ Tho (Collège de Mỹ Tho), được nhận học bổng 4 năm học.

    - 1930: Được tuyển thẳng vào Trường Trung học Pétrus Ký Sài Gòn (nay là trường THPT chuyên Lê Hồng Phong) được học bổng 3 năm liền.

    - 1933: Đỗ thủ khoa tú tài bản xứ và tú tài Tây.

    - 9/1935: Sang Pháp du học.

    - 6/1936: Thi đậu vào Trường Đại học quốc gia Cầu đường Paris ở Pháp. Trong thời gian này, ông vừa học Trường Đại học quốc gia Cầu đường Paris, vừa học Đại học Xoócbon (Sorbonne), Học viện Kỹ thuật Hàng không, Trường Đại học Điện, đồng thời ông thi lấy chứng chỉ ở Trường Đại học Bách khoa, Trường Đại học Mỏ. Ngoài ra, ông còn tự tìm tòi, nghiên cứu những vấn đề về chế tạo và sử dụng thuốc nổ, về thiết kế chế tạo vũ khí.

    - Sau 11 năm học tập, nghiên cứu, ông đã ghi chép được hơn 30.000 trang tài liệu về vũ khí, thuốc nổ hầu hết là các tài liệu mật.

    - 9/1936: Hưởng ứng lời kêu gọi của Bác Hồ, ông đã trở về nước.

    - 12/1946: Được Chủ tịch Hồ Chí Minh giao nhiệm vụ làm Cục trưởng Cục Quân giới và đặt tên mới cho ông là Trần Đại Nghĩa.

    - 2/1947: Dưới sự chỉ đạo kỹ thuật của ông, các cán bộ, chiến sĩ quân giới đã sản xuất thành công súng Bazooka và nhiều loại vũ khí hạng nặng phục vụ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

    - 1948: Được phong quân hàm Thiếu tướng, trở thành 11 vị tướng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam.

    - 1949: Kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương.

    - 3/1949-6/1952: Cục trưởng Cục Pháo binh (Bộ Quốc phòng).

    - 6/1950: Thứ trưởng Bộ Công thương kiêm Cục trưởng Cục Pháo binh (Bộ Quốc phòng).

    - 1952: Là một trong những người đầu tiên được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động.

    - 1954: Thứ trưởng Bộ Công nghiệp.

    - 1956: Thứ Trưởng Bộ Công nghiệp kiêm Hiệu trưởng Trường Đại học chuyên nghiệp Bách Khoa (nay là Trường Đại học Bách khoa Hà Nội).

    - 1960: Thứ Trưởng Bộ Công nghiệp nặng.

    - 1963: Phó Chủ nhiệm Ban Kiến thiết cơ bản Nhà nước.

    - 1965: Chủ nhiệm Ban Kiến thiết cơ bản Nhà nước kiêm Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước.

    - 1966: Trở lại phục vụ quân đội, đảm nhận chức Phó Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần, phụ trách theo dõi, chỉ đạo về kỹ thuật vũ khí quốc phòng, đồng thời tiếp tục làm Chủ nhiệm Ban Kiến thiết cơ bản Nhà nước và Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước. Viện sĩ Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô.

    - 1975-1983: Viện trưởng Viện Khoa học Việt Nam (Nay là Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam).

    - 1983-1988: Chủ tịch đầu tiên của Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam.

    - 9/8/1997: Ông qua đời, hưởng thọ 85 tuổi. Ngưỡng mộ tài năng, đức độ của một nhà khoa học quân sự tài ba, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã gọi Giáo sư Trần Đại Nghĩa là “Ông phật làm súng”. Giới khoa học quân sự, nhân dân Việt Nam và bạn bè đã mệnh danh Giáo sư là “Ông vua vũ khí”.

    - 1996: Được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học, công nghệ (đợt 1) về Cụm công trình nghiên cứu và chỉ đạo kỹ thuật chế tạo vũ khí (bazooka, súng không giật, đạn bay) trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp 1945-1954.

  • Công trình nghiên cứu:

    - Nghiên cứu và chỉ đạo kỹ thuật chế tạo súng Bazooka, súng không giật SKZ, đạn bay) trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp 1945-1954

    - Cùng đồng sự cải hoán thành công nhiều vũ khí thiết bị quan trọng, phù hợp với điều kiện tác chiến và chiến trường Việt Nam, như: Dàn hỏa tiễn Cachiusa do Liên Xô viện trợ cho phù hợp với chiến trường chiến tranh du kích của Việt Nam

    - Cùng đồng sự cải tiến độ nổ phân mảnh của đầu đạn tên lửa SAM-2; tìm ra kỹ thuật khắc phục thủ đoạn gây nhiễu của địch trên ra-đa để nhìn rõ hơn máy bay B52 và điều khiển tên lửa SAM-2 trúng mục tiêu

    - Cùng đồng sự nghiên cứu cách sử dụng một số loại vũ khí phòng không thông thường, biện pháp đơn giản như: dùng cao xạ 100 ly, pháo 100 ly, tên lửa chống nhiễu…

    - Cùng đồng sự nghiên cứu ra nhiều biện pháp chống bom từ trường, chống bom bi, chống “cây nhiệt đới”, máy đếm, chống bom laser, mìn lá, lựu đạn vi điện tử,… Đặc biệt, là xe phóng từ trường từ xa ra đời đã chấm dứt tình trạng những đoàn xe vận tải chi viện chiến trường miền Nam bị phá hủy bởi bom từ trường của đối phương

  • Thông tin thêm:

    - Để ghi nhớ công lao to lớn của Giáo sư, Viện sĩ Trần Đại Nghĩa, nhiều công trình tại các đơn vị, địa phương trong cả nước đã được vinh dự mang tên đồng chí như: Phố Trần Đại Nghĩa ở Hà Nội, đường Trần Đại Nghĩa tại Thành phố Đà Nẵng, đường Trần Đại Nghĩa tại Thành phố Hồ Chí Minh, đường Trần Đại Nghĩa ở phường 4, thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long.

    - Ngoài ra tên của ông còn được đặt cho một số trường học trên cả nước, trong đó có trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, Trường Đại học Trần Đại Nghĩa ở TPHCM, trường Tiểu học và Trường THPT Trần Đại Nghĩa ngay tại quê hương đồng chí (Tam Bình, Vĩnh Long.

    - Đặc biệt là Khu lưu niệm Giáo sư, Viện sĩ Trần Đại Nghĩa với quy mô diện tích 16.526m2 tại ấp Mỹ Phú I, xã Tường Lộc, huyện Tam Bình, khánh thành đúng vào dịp kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của đồng chí.


Có (0) kết quả được tìm thấy cho từ khóa