Phó Giám đốc Nha Thông tin Việt Nam (1945-1947)

Trần Kim Xuyến

  • Họ và tên: Trần Kim Xuyến
  • Năm sinh: 1921
  • Ngày mất: 3/3/1947
  • Quê quán: xã Sơn Mỹ (nay là xã Tân Mỹ Hà), huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh
  • Chức vụ:

    - Phó Giám đốc Nha Thông tin Việt Nam (1945-1947)

    - Đại biểu Quốc hội: Khóa I

  • Khen thưởng/Giải thưởng:

    - Huân chương Độc lập hạng Nhì

    - Huân chương Kháng chiến hạng Nhất (1949)

  • Tóm tắt quá trình công tác:

    - 8/1945: Cách mạng Tháng Tám thành công, ông được cử giữ chức Đổng lý Văn phòng (Chánh Văn phòng) Bộ Tuyên truyền (sau chuyển thành Bộ Nội vụ), giúp Bộ trưởng Trần Huy Liệu tổ chức bộ máy của Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Khi Nha Thông tin được thành lập, ông được cử giữ chức vụ Phó giám đốc Nha Thông tin Việt Nam, trực tiếp phụ trách Việt Nam Thông tấn xã (nay là Thông tấn xã Việt Nam - TTXVN).

    - 6/1/1946: Trúng cử đại biểu Quốc hội khóa I ở khu vực Bắc Giang, là một trong những đại biểu trẻ tuổi trong Quốc hội.

    - 12/1946: Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, nhà báo Trần Kim Xuyến tham gia tổ chức di chuyển toàn bộ cơ sở vật chất kỹ thuật, tài liệu quan trọng của Nha Thông tin Việt Nam từ Hà Nội về vùng hậu phương của ta ở chùa Trầm, xã Ngọc Sơn, huyện Chương Mỹ (thuộc tỉnh Hà Đông, nay thuộc Hà Nội) để tiếp tục phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương Đảng và Bác Hồ.

    - 3/3/1947: Nhà báo Trần Kim Xuyến anh dũng hy sinh tại khu vực Đầm Sen, xã Ngọc Sơn, huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội) khi đang trên đường sơ tán tài liệu. Trần Kim Xuyến là nhà báo Việt Nam đầu tiên, cán bộ Thông tấn đầu tiên hy sinh trong kháng chiến chống Pháp.

    - 23/4/1947: Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 32/SL về việc truy tặng Huân chương Kháng chiến hạng Nhất cho nhà báo Trần Kim Xuyến có ghi rõ công trạng: “Một cán bộ tuyên truyền có tài. Trước ngày khởi nghĩa đã tích cực hoạt động giữa Thủ đô Hà Nội, mặc dầu sự khủng bố và kiểm soát chặt chẽ của Pháp và Nhật. Sau đó, đã có công lớn trong việc xây dựng Nha thông tin Việt Nam”.

  • Thông tin thêm:

    - Năm 2013, Nhà lưu niệm nhà báo, liệt sỹ Trần Kim Xuyến ở xã Sơn Mỹ, huyện Hương Sơn, đã khánh thành, trưng bày những hiện vật, tài liệu quan trọng liên quan đến cuộc đời hoạt động của ông; trở thành địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống yêu nước cách mạng cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau.

    - Năm 2014, tên nhà báo liệt sĩ Trần Kim Xuyến đã được đặt cho một con phố nằm trên địa bàn phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy tại Thủ đô Hà Nội.

    - Năm 2017, tên ông còn được đặt cho một con đường tại thị trấn Phố Châu, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh và một ngôi trường - Trường THCS Trần Kim Xuyến thuộc xã Kim Hoa, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh (2019).

    - Năm 2023, tên nhà báo liệt sĩ Trần Kim Xuyến được đặt cho một con đường tại thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang.

Phó Giám đốc Nha Thông tin Việt Nam (1945-1947)

Trần Kim Xuyến

  • Họ và tên: Trần Kim Xuyến
  • Năm sinh: 1921
  • Ngày mất: 3/3/1947
  • Quê quán: xã Sơn Mỹ (nay là xã Tân Mỹ Hà), huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh
  • Chức vụ:

    - Phó Giám đốc Nha Thông tin Việt Nam (1945-1947)

    - Đại biểu Quốc hội: Khóa I

  • Khen thưởng/Giải thưởng:

    - Huân chương Độc lập hạng Nhì

    - Huân chương Kháng chiến hạng Nhất (1949)

  • Tóm tắt quá trình công tác:

    - 8/1945: Cách mạng Tháng Tám thành công, ông được cử giữ chức Đổng lý Văn phòng (Chánh Văn phòng) Bộ Tuyên truyền (sau chuyển thành Bộ Nội vụ), giúp Bộ trưởng Trần Huy Liệu tổ chức bộ máy của Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Khi Nha Thông tin được thành lập, ông được cử giữ chức vụ Phó giám đốc Nha Thông tin Việt Nam, trực tiếp phụ trách Việt Nam Thông tấn xã (nay là Thông tấn xã Việt Nam - TTXVN).

    - 6/1/1946: Trúng cử đại biểu Quốc hội khóa I ở khu vực Bắc Giang, là một trong những đại biểu trẻ tuổi trong Quốc hội.

    - 12/1946: Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, nhà báo Trần Kim Xuyến tham gia tổ chức di chuyển toàn bộ cơ sở vật chất kỹ thuật, tài liệu quan trọng của Nha Thông tin Việt Nam từ Hà Nội về vùng hậu phương của ta ở chùa Trầm, xã Ngọc Sơn, huyện Chương Mỹ (thuộc tỉnh Hà Đông, nay thuộc Hà Nội) để tiếp tục phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương Đảng và Bác Hồ.

    - 3/3/1947: Nhà báo Trần Kim Xuyến anh dũng hy sinh tại khu vực Đầm Sen, xã Ngọc Sơn, huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội) khi đang trên đường sơ tán tài liệu. Trần Kim Xuyến là nhà báo Việt Nam đầu tiên, cán bộ Thông tấn đầu tiên hy sinh trong kháng chiến chống Pháp.

    - 23/4/1947: Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 32/SL về việc truy tặng Huân chương Kháng chiến hạng Nhất cho nhà báo Trần Kim Xuyến có ghi rõ công trạng: “Một cán bộ tuyên truyền có tài. Trước ngày khởi nghĩa đã tích cực hoạt động giữa Thủ đô Hà Nội, mặc dầu sự khủng bố và kiểm soát chặt chẽ của Pháp và Nhật. Sau đó, đã có công lớn trong việc xây dựng Nha thông tin Việt Nam”.

  • Thông tin thêm:

    - Năm 2013, Nhà lưu niệm nhà báo, liệt sỹ Trần Kim Xuyến ở xã Sơn Mỹ, huyện Hương Sơn, đã khánh thành, trưng bày những hiện vật, tài liệu quan trọng liên quan đến cuộc đời hoạt động của ông; trở thành địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống yêu nước cách mạng cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau.

    - Năm 2014, tên nhà báo liệt sĩ Trần Kim Xuyến đã được đặt cho một con phố nằm trên địa bàn phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy tại Thủ đô Hà Nội.

    - Năm 2017, tên ông còn được đặt cho một con đường tại thị trấn Phố Châu, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh và một ngôi trường - Trường THCS Trần Kim Xuyến thuộc xã Kim Hoa, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh (2019).

    - Năm 2023, tên nhà báo liệt sĩ Trần Kim Xuyến được đặt cho một con đường tại thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang.


Có (0) kết quả được tìm thấy cho từ khóa