Giáo sư, Nhà giáo nhân dân

Trần Văn Giàu

  • Họ và tên: Trần Văn Giàu
  • Ngày sinh: 11/9/1911
  • Ngày mất: 16/12/2010
  • Quê quán: Xã An Lục Long, huyện Châu Thành, tỉnh Long An
  • Chức vụ:

    - Bí thư Xứ ủy Nam Kỳ

    - Chủ tịch Ủy ban hành chính kháng chiến Nam bộ

    - Tổng Giám đốc Nha thông tin

    - Trưởng khoa Khoa văn sử, Trường đại học Sư phạm Hà Nội

    - Bí thư Đảng ủy Trường Đại học tổng hợp Hà Nội

  • Danh hiệu:

    - Nhà giáo nhân dân (1992)

  • Khen thưởng/Giải thưởng:

    - Huân chương Hồ Chí Minh

    - Huân chương Độc lập hạng Nhất

    - Huân chương Kháng chiến chống Pháp hạng Nhất

    - Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất

    - Anh hùng Lao động trong thời kỳ đổi mới

    - Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng

    - Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa hoc, công nghệ (1996)

  • Cuộc đời sự nghiệp:

    - 1925: Lên Sài Gòn học tại Trường trung học Chasseloup Laubat (nay là Trường Trung học phổ thông Lê Quý Đôn).

    - 1928: Tốt nghiệp Tú tài, đồng chí được gia đình cho sang Pháp du học tại Đại học Toulouse.

    - 3/1929: Tham gia Đảng cộng sản Pháp và hoạt động trong phong trào đấu tranh của du học sinh và công nhân người Việt ở thành phố Toulouse.

    - 5/1930: Ông lên Paris tham gia biểu tình trước Dinh Tổng thống Pháp, đòi hủy án tử hình đối với các thủ lĩnh và chiến sĩ trong cuộc khởi nghĩa Yên Bái. Đồng chí bị Pháp trục xuất về Việt Nam.

    - 8/1930: Gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương. Trong thời gian này, ông dạy học môn văn và lịch sử tại Trường Trung học tư thục Huỳnh Công Phát tại Sài Gòn.

    - Đầu 1931: Bí mật lên tàu Cap St. Jacques sang Pháp lần thứ hai. Tại Marseille, ông làm biên tập cho tờ báo Vô sản của Đảng bộ Cộng sản Marseille.

    - 4/1931: Được cử sang Liên Xô học tại Trường Đại học Phương Đông ở Moscow. Đồng chí còn tham gia dự thảo Chương trình hành động của Đảng Cộng sản Đông Dương.

    - 1933: Sau khi tốt nghiệp ông về Sài Gòn và tiếp tục hoạt động cách mạng tại Xứ ủy Nam Kỳ.

    - 13/2/1933: Ông bị địch bắt nhưng không có bằng chứng nên chỉ bị Tòa thượng thẩm Sài Gòn kết án 5 năm tù treo về tội vô gia cư.

    - 12/1934 và 2/1935: Ông hai lần đến Ma Cao để tham gia công tác chuẩn bị và dự Đại hội lần thứ I của Đảng Cộng sản Đông Dương.

    - 1935-1941: 2 lần bị thực dân Pháp bắt, kết án 5 năm tù, 10 năm quản thúc. Bị giam tại Khám Lớn Sài Gòn rồi đến địa ngục trần gian Côn Đảo rồi lại tiếp tục bị giam ở Khám Lớn Sài Gòn và “an trí” ở căng Tà Lài.

    - 3/1941: Vượt ngục thành công và hoạt động trở lại.

    - 10/1943: Bí thư Xứ ủy Nam kỳ

    - 8/1945: Tham gia lãnh đạo nhân dân ở Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định và khắp các tỉnh Nam Bộ giành chính quyền. 9/1945, được cử làm Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến Nam Bộ.

    - 1946-1948: Được Trung ương cử sang Campuchia, Thái Lan giúp nước bạn xây dựng lực lượng kháng chiến. Tại Thái Lan, theo sự phân công của Trung ương, đồng chí làm Phân xã trưởng Thông tấn xã Việt Nam ở Bangkok (thủ đô Thái Lan).

    - 1949: Tham gia Hội đồng Giáo dục Trung ương, là giảng viên triết học tại Trường Đại học Pháp lý ở chiến khu Việt Bắc.

    - 3/1950: Được cử làm Tổng Giám đốc Nha Thông tin Việt Nam.

    - 1951-1954: Phó Giám đốc kiêm giảng viên Triết học tại Trường Dự bị Đại học (sau chuyển thành Trường Sư phạm cao cấp) ở Thanh Hóa và Nghệ An.

    - 1954: Sau Hiệp định Genève, ông được cử về tiếp quản các trường đại học ở Hà Nội. Giữ chức Bí thư Đảng ủy trường Đại học Sư phạm Văn khoa và Khoa học (nay là trường Đại học Sư phạm Hà Nội) , trực tiếp giảng dạy các môn Khoa học chính trị, Triết học, Lịch sử cận hiện đại thế giới và Việt Nam.

    - 1955: Được phong hàm Giáo sư đợt đầu tiên.

    - 1956: Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ nhiệm Khoa Lịch sử trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội), và vẫn tham gia đào tạo ở trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

    - 1962 - 1975: Công tác tại Viện Sử học, thuộc Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam.

    - 1978: Nghỉ hưu

    - 1996: Được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học xã hội và nhân văn (đợt I) cho công trình Lịch sử Việt Nam (5 bộ, 18 tập).

    - 16/12/2010: Ông qua đời, hưởng thọ 100 tuổi. Giáo sư đã có hơn 150 công trình nghiên cứu khoa học với hàng vạn trang sách đã được xuất bản.

  • Các công trình nghiên cứu lớn:

    - Lịch sử Việt Nam (5 bộ, 18 tập)

    - Lịch sử chống quân xâm lăng (3 tập, 1956-1957)

    - Lịch sử Giai cấp công nhân Việt Nam (4 tập)

    - Lịch sử cận đại Việt Nam (4 tập)

    - Lịch sử tư tưởng Việt Nam (3 tập)

    - Địa chí văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh (4 tập)

    - Miền Nam giữ vững thành đồng (5 tập)

    - 300 năm Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh

    - Trí thức Sài Gòn - Gia Định (1945 - 1975)

    - Nam Bộ xưa và nay

    - Sài Gòn xưa và nay

    - Đạo làm người từ Lý Thường Kiệt đến Hồ Chí Minh (2006)

    - Vĩ đại một con người (2008)

    - Hồ Chí Minh, vĩ đại một con người (xb 2010)

  • Thông tin thêm:

    - Năm 2002, GS Trần Văn Giàu đã bán ngôi nhà của mình lấy 1.000 lượng vàng gửi ngân hàng để làm Quỹ Trần Văn Giàu và hàng năm trao “Giải thưởng khoa học Trần Văn Giàu” cho các tác giả có các công trình nghiên cứu về lịch sử và lịch sử tư tưởng tại Nam Bộ và khu vực cực Nam Trung Bộ.

Giáo sư, Nhà giáo nhân dân

Trần Văn Giàu

  • Họ và tên: Trần Văn Giàu
  • Ngày sinh: 11/9/1911
  • Ngày mất: 16/12/2010
  • Quê quán: Xã An Lục Long, huyện Châu Thành, tỉnh Long An
  • Chức vụ:

    - Bí thư Xứ ủy Nam Kỳ

    - Chủ tịch Ủy ban hành chính kháng chiến Nam bộ

    - Tổng Giám đốc Nha thông tin

    - Trưởng khoa Khoa văn sử, Trường đại học Sư phạm Hà Nội

    - Bí thư Đảng ủy Trường Đại học tổng hợp Hà Nội

  • Danh hiệu:

    - Nhà giáo nhân dân (1992)

  • Khen thưởng/Giải thưởng:

    - Huân chương Hồ Chí Minh

    - Huân chương Độc lập hạng Nhất

    - Huân chương Kháng chiến chống Pháp hạng Nhất

    - Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất

    - Anh hùng Lao động trong thời kỳ đổi mới

    - Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng

    - Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa hoc, công nghệ (1996)

  • Cuộc đời sự nghiệp:

    - 1925: Lên Sài Gòn học tại Trường trung học Chasseloup Laubat (nay là Trường Trung học phổ thông Lê Quý Đôn).

    - 1928: Tốt nghiệp Tú tài, đồng chí được gia đình cho sang Pháp du học tại Đại học Toulouse.

    - 3/1929: Tham gia Đảng cộng sản Pháp và hoạt động trong phong trào đấu tranh của du học sinh và công nhân người Việt ở thành phố Toulouse.

    - 5/1930: Ông lên Paris tham gia biểu tình trước Dinh Tổng thống Pháp, đòi hủy án tử hình đối với các thủ lĩnh và chiến sĩ trong cuộc khởi nghĩa Yên Bái. Đồng chí bị Pháp trục xuất về Việt Nam.

    - 8/1930: Gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương. Trong thời gian này, ông dạy học môn văn và lịch sử tại Trường Trung học tư thục Huỳnh Công Phát tại Sài Gòn.

    - Đầu 1931: Bí mật lên tàu Cap St. Jacques sang Pháp lần thứ hai. Tại Marseille, ông làm biên tập cho tờ báo Vô sản của Đảng bộ Cộng sản Marseille.

    - 4/1931: Được cử sang Liên Xô học tại Trường Đại học Phương Đông ở Moscow. Đồng chí còn tham gia dự thảo Chương trình hành động của Đảng Cộng sản Đông Dương.

    - 1933: Sau khi tốt nghiệp ông về Sài Gòn và tiếp tục hoạt động cách mạng tại Xứ ủy Nam Kỳ.

    - 13/2/1933: Ông bị địch bắt nhưng không có bằng chứng nên chỉ bị Tòa thượng thẩm Sài Gòn kết án 5 năm tù treo về tội vô gia cư.

    - 12/1934 và 2/1935: Ông hai lần đến Ma Cao để tham gia công tác chuẩn bị và dự Đại hội lần thứ I của Đảng Cộng sản Đông Dương.

    - 1935-1941: 2 lần bị thực dân Pháp bắt, kết án 5 năm tù, 10 năm quản thúc. Bị giam tại Khám Lớn Sài Gòn rồi đến địa ngục trần gian Côn Đảo rồi lại tiếp tục bị giam ở Khám Lớn Sài Gòn và “an trí” ở căng Tà Lài.

    - 3/1941: Vượt ngục thành công và hoạt động trở lại.

    - 10/1943: Bí thư Xứ ủy Nam kỳ

    - 8/1945: Tham gia lãnh đạo nhân dân ở Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định và khắp các tỉnh Nam Bộ giành chính quyền. 9/1945, được cử làm Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến Nam Bộ.

    - 1946-1948: Được Trung ương cử sang Campuchia, Thái Lan giúp nước bạn xây dựng lực lượng kháng chiến. Tại Thái Lan, theo sự phân công của Trung ương, đồng chí làm Phân xã trưởng Thông tấn xã Việt Nam ở Bangkok (thủ đô Thái Lan).

    - 1949: Tham gia Hội đồng Giáo dục Trung ương, là giảng viên triết học tại Trường Đại học Pháp lý ở chiến khu Việt Bắc.

    - 3/1950: Được cử làm Tổng Giám đốc Nha Thông tin Việt Nam.

    - 1951-1954: Phó Giám đốc kiêm giảng viên Triết học tại Trường Dự bị Đại học (sau chuyển thành Trường Sư phạm cao cấp) ở Thanh Hóa và Nghệ An.

    - 1954: Sau Hiệp định Genève, ông được cử về tiếp quản các trường đại học ở Hà Nội. Giữ chức Bí thư Đảng ủy trường Đại học Sư phạm Văn khoa và Khoa học (nay là trường Đại học Sư phạm Hà Nội) , trực tiếp giảng dạy các môn Khoa học chính trị, Triết học, Lịch sử cận hiện đại thế giới và Việt Nam.

    - 1955: Được phong hàm Giáo sư đợt đầu tiên.

    - 1956: Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ nhiệm Khoa Lịch sử trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội), và vẫn tham gia đào tạo ở trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

    - 1962 - 1975: Công tác tại Viện Sử học, thuộc Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam.

    - 1978: Nghỉ hưu

    - 1996: Được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học xã hội và nhân văn (đợt I) cho công trình Lịch sử Việt Nam (5 bộ, 18 tập).

    - 16/12/2010: Ông qua đời, hưởng thọ 100 tuổi. Giáo sư đã có hơn 150 công trình nghiên cứu khoa học với hàng vạn trang sách đã được xuất bản.

  • Các công trình nghiên cứu lớn:

    - Lịch sử Việt Nam (5 bộ, 18 tập)

    - Lịch sử chống quân xâm lăng (3 tập, 1956-1957)

    - Lịch sử Giai cấp công nhân Việt Nam (4 tập)

    - Lịch sử cận đại Việt Nam (4 tập)

    - Lịch sử tư tưởng Việt Nam (3 tập)

    - Địa chí văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh (4 tập)

    - Miền Nam giữ vững thành đồng (5 tập)

    - 300 năm Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh

    - Trí thức Sài Gòn - Gia Định (1945 - 1975)

    - Nam Bộ xưa và nay

    - Sài Gòn xưa và nay

    - Đạo làm người từ Lý Thường Kiệt đến Hồ Chí Minh (2006)

    - Vĩ đại một con người (2008)

    - Hồ Chí Minh, vĩ đại một con người (xb 2010)

  • Thông tin thêm:

    - Năm 2002, GS Trần Văn Giàu đã bán ngôi nhà của mình lấy 1.000 lượng vàng gửi ngân hàng để làm Quỹ Trần Văn Giàu và hàng năm trao “Giải thưởng khoa học Trần Văn Giàu” cho các tác giả có các công trình nghiên cứu về lịch sử và lịch sử tư tưởng tại Nam Bộ và khu vực cực Nam Trung Bộ.


Có (0) kết quả được tìm thấy cho từ khóa