Doanh nhân

Trịnh Văn Bô

  • Họ và tên: Trịnh Văn Bô
  • Ngày sinh: 24/3/1914
  • Năm mất:1988
  • Quê quán: Hà Nội
  • Dân tộc: Kinh
  • Chức vụ:

    - Ủy viên Ủy ban hành chính thành phố Hà Nội

    - Cán bộ Ngân hàng quốc gia Việt Nam

    - Đại biểu Quốc hội: Khóa I

  • Danh hiệu:

    - Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu (2006)

  • Khen thưởng/Giải thưởng:

    - Huân chương Độc lập hạng Nhất (1988)

  • Cuộc đời sự nghiệp:

    - Sau khi tốt nghiệp Tú tài, ông được cha giữ lại trong nước để đào tạo thành người kế thừa sản nghiệp.

    - 1932: Xây dựng gia đình và được cha mẹ cho ra ở riêng tại số nhà 48 Hàng Ngang và kế thừa hiệu buôn tơ lụa Phúc Lợi.

    - Khởi nghiệp bằng 30 nghìn đồng Đông Dương do cha mẹ cho làm vốn.

    - Dưới sự điều hành của vợ chồng ông, hiệu tơ lụa Phúc Lợi mở rộng sản xuất và buôn bán tơ lụa sang cả Lào, Campuchia, Thái Lan rồi làm ăn với các thương nhân từ Pháp, Thụy Điển, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản.

    - Do kinh doanh thuận lợi, công tác từ thiện ngày càng được mở rộng với triết lý "làm ăn có lãi, chỉ giữ lại 7 đồng, còn 3 đồng làm từ thiện". Từ việc tài trợ 100 chiếc đại tiểu - để di dời hài cốt ở nghĩa trang Nghĩa Hưng đến ủng hộ vật chất cho những gia đình bị bom Mỹ - Nhật ném xuống Đông Khê, Thất Khê rồi ủng hộ những làng bị bão lụt ở Hưng Yên, mua chăn cấp cho trẻ sơ sinh ở các nhà thương, cứu giúp những người bị đói từ khắp nơi đổi về Hà Nội…

    - 11/1944: Tham gia Việt Minh, gia đình ông trở thành cơ sở bí mật của Việt Minh che giấu và nuôi dưỡng các nhà cách mạng tiền bối như Nguyễn Lương Bằng, Khuất Duy Tiến…

    - 1945: Ngôi nhà 48 phố Hàng Ngang của gia đình ông được Thường vụ Trung ương Đảng chọn là nơi nuôi giấu cán bộ cấp cao và bảo vệ Bác Hồ, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cho ra đời Bản Tuyên ngôn độc lập bất hủ, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

    - Trước cách mạng tháng 8/1945, gia đình ông đã ủng hộ cho Mặt trận Việt Minh 8,5 vạn đồng Đông Dương, tương đương 212,5 cây vàng theo thời giá bấy giờ.

    - 9/1945: Là thành viên Ban vận động của “Quỹ độc lập”, gia đình ông đã ủng hộ “Quỹ độc lập” 20 vạn đồng, tương đương 500 cây vàng. Ngoài ra, còn vận động thêm được hơn 1 triệu đồng Đông Dương cho Quỹ. Trong “Tuần lễ Vàng”, gia đình tiếp tục đóng góp 117 cây vàng và vận động ủng hộ thêm trên 1.000 cây vàng nữa…

    - 12/1946: Công tác tại Văn phòng Chính phủ kháng chiến tại Việt Bắc.

    - 1955: Phó Chủ tịch Ủy ban Hành chính Hà Nội.

    - 1988: Ông mất tại Hà Nội.

    - Ngoài 5.147 lượng vàng, tương đương với 2.000.000 đồng Đông Dương (theo thời giá lúc đó) ủng hộ chính quyền Cách mạng, ông bà còn hiến tặng ngôi nhà 48 Hàng Ngang, để làm Nhà lưu niệm, ghi dấu tích nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh soạn thảo Tuyên ngôn Độc lập đọc tại lễ Quốc khánh 2/9/1945.

    - 1988: Nhà nước truy tặng Huân chương Độc lập hạng Nhất.

  • Gia đình:

    - Trịnh Văn Bô là người con trai út trong gia đình 3 anh em. Người anh thứ tên là Trịnh Văn Bính (sau này là Thứ trưởng Bộ Tài chính), người chị lớn tên là Trịnh Thị Thục. Theo gia phả Trịnh tộc thì ông thuộc dòng dõi của Khánh quận công Trịnh Kiều - con thứ 4 của An Đô Vương Trịnh Cương. Thân sinh ông là một doanh nhân Việt Nam đầu thế kỷ 20, cụ Trịnh Phúc Lợi. Mẹ ông họ Phan, người gốc Hoa, về sau nối nghiệp chồng quản lý thành công hiệu buôn Phúc Lợi. Cậu ruột ông cũng là một doanh nhân nổi tiếng đầu thế kỷ 20 với hiệu buôn Cự Hưng.

    - Cha ông không chỉ là một doanh nhân thành đạt, mà còn nổi tiếng đào tạo ra lớp doanh nhân kế thừa. Trong số học trò của cụ Phúc Lợi, ngoài 2 người con ruột là Trịnh Văn Bô (sau kế thừa hiệu Phúc Lợi) và Trịnh Thị Thục (hiệu Phúc Đồng), còn có Nguyễn Đức Mậu (hiệu Phát Đạt), Mai Bá Lân (hiệu Lợi Quyền), Vương Xuân Tọa (hiệu Lợi Hòa, Sài Gòn)... đều trở thành những doanh nhân thành đạt tại VIệt Nam giữa thế kỷ 20.

    - Năm 1932, Ông lập gia đình với bà Hoàng Thị Minh Hồ, con gái của cụ Hoàng Đạo Phương, một nhà nho và cũng là thương gia giàu có. Trong sự nghiệp kinh doanh của ông, có công sức không ít của bà. Ông bà có với nhau 7 người con, các con đều thành đạt.

  • Thông tin thêm:

    - 1979: Ngôi nhà 48 Hàng Ngang được Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch) xếp hạng di tích Quốc gia.

    - 2006: Ông Trịnh Văn Bô được truy tặng danh hiệu “Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu”.

    - 2014: Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh cụ Trịnh Văn Bô, mừng đại thọ 100 tuổi của cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ (1914-2014), Bộ Tài chính biên soạn cuốn sách “Doanh nhân Trịnh Văn Bô và những cống hiến cho nền tài chính cách mạng Việt Nam” nhằm vinh danh những công lao, đóng góp của gia đình ông, đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc.

    - 3/2019: Con phố Trần Hữu Dực nối dài (tại phường Xuân Phương, quận Nam Từ Liêm) chính thức được mang tên vị doanh nhân yêu nước Trịnh Văn Bô. Con đường dài 900 m, rộng 50 m, từ ngã tư giao cắt phố Nguyễn Văn Giáp và đoạn tiếp nối phố Trần Hữu Dực đến chân cầu vượt Xuân Phương.

Doanh nhân

Trịnh Văn Bô

  • Họ và tên: Trịnh Văn Bô
  • Ngày sinh: 24/3/1914
  • Năm mất:1988
  • Quê quán: Hà Nội
  • Dân tộc: Kinh
  • Chức vụ:

    - Ủy viên Ủy ban hành chính thành phố Hà Nội

    - Cán bộ Ngân hàng quốc gia Việt Nam

    - Đại biểu Quốc hội: Khóa I

  • Danh hiệu:

    - Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu (2006)

  • Khen thưởng/Giải thưởng:

    - Huân chương Độc lập hạng Nhất (1988)

  • Cuộc đời sự nghiệp:

    - Sau khi tốt nghiệp Tú tài, ông được cha giữ lại trong nước để đào tạo thành người kế thừa sản nghiệp.

    - 1932: Xây dựng gia đình và được cha mẹ cho ra ở riêng tại số nhà 48 Hàng Ngang và kế thừa hiệu buôn tơ lụa Phúc Lợi.

    - Khởi nghiệp bằng 30 nghìn đồng Đông Dương do cha mẹ cho làm vốn.

    - Dưới sự điều hành của vợ chồng ông, hiệu tơ lụa Phúc Lợi mở rộng sản xuất và buôn bán tơ lụa sang cả Lào, Campuchia, Thái Lan rồi làm ăn với các thương nhân từ Pháp, Thụy Điển, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản.

    - Do kinh doanh thuận lợi, công tác từ thiện ngày càng được mở rộng với triết lý "làm ăn có lãi, chỉ giữ lại 7 đồng, còn 3 đồng làm từ thiện". Từ việc tài trợ 100 chiếc đại tiểu - để di dời hài cốt ở nghĩa trang Nghĩa Hưng đến ủng hộ vật chất cho những gia đình bị bom Mỹ - Nhật ném xuống Đông Khê, Thất Khê rồi ủng hộ những làng bị bão lụt ở Hưng Yên, mua chăn cấp cho trẻ sơ sinh ở các nhà thương, cứu giúp những người bị đói từ khắp nơi đổi về Hà Nội…

    - 11/1944: Tham gia Việt Minh, gia đình ông trở thành cơ sở bí mật của Việt Minh che giấu và nuôi dưỡng các nhà cách mạng tiền bối như Nguyễn Lương Bằng, Khuất Duy Tiến…

    - 1945: Ngôi nhà 48 phố Hàng Ngang của gia đình ông được Thường vụ Trung ương Đảng chọn là nơi nuôi giấu cán bộ cấp cao và bảo vệ Bác Hồ, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cho ra đời Bản Tuyên ngôn độc lập bất hủ, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

    - Trước cách mạng tháng 8/1945, gia đình ông đã ủng hộ cho Mặt trận Việt Minh 8,5 vạn đồng Đông Dương, tương đương 212,5 cây vàng theo thời giá bấy giờ.

    - 9/1945: Là thành viên Ban vận động của “Quỹ độc lập”, gia đình ông đã ủng hộ “Quỹ độc lập” 20 vạn đồng, tương đương 500 cây vàng. Ngoài ra, còn vận động thêm được hơn 1 triệu đồng Đông Dương cho Quỹ. Trong “Tuần lễ Vàng”, gia đình tiếp tục đóng góp 117 cây vàng và vận động ủng hộ thêm trên 1.000 cây vàng nữa…

    - 12/1946: Công tác tại Văn phòng Chính phủ kháng chiến tại Việt Bắc.

    - 1955: Phó Chủ tịch Ủy ban Hành chính Hà Nội.

    - 1988: Ông mất tại Hà Nội.

    - Ngoài 5.147 lượng vàng, tương đương với 2.000.000 đồng Đông Dương (theo thời giá lúc đó) ủng hộ chính quyền Cách mạng, ông bà còn hiến tặng ngôi nhà 48 Hàng Ngang, để làm Nhà lưu niệm, ghi dấu tích nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh soạn thảo Tuyên ngôn Độc lập đọc tại lễ Quốc khánh 2/9/1945.

    - 1988: Nhà nước truy tặng Huân chương Độc lập hạng Nhất.

  • Gia đình:

    - Trịnh Văn Bô là người con trai út trong gia đình 3 anh em. Người anh thứ tên là Trịnh Văn Bính (sau này là Thứ trưởng Bộ Tài chính), người chị lớn tên là Trịnh Thị Thục. Theo gia phả Trịnh tộc thì ông thuộc dòng dõi của Khánh quận công Trịnh Kiều - con thứ 4 của An Đô Vương Trịnh Cương. Thân sinh ông là một doanh nhân Việt Nam đầu thế kỷ 20, cụ Trịnh Phúc Lợi. Mẹ ông họ Phan, người gốc Hoa, về sau nối nghiệp chồng quản lý thành công hiệu buôn Phúc Lợi. Cậu ruột ông cũng là một doanh nhân nổi tiếng đầu thế kỷ 20 với hiệu buôn Cự Hưng.

    - Cha ông không chỉ là một doanh nhân thành đạt, mà còn nổi tiếng đào tạo ra lớp doanh nhân kế thừa. Trong số học trò của cụ Phúc Lợi, ngoài 2 người con ruột là Trịnh Văn Bô (sau kế thừa hiệu Phúc Lợi) và Trịnh Thị Thục (hiệu Phúc Đồng), còn có Nguyễn Đức Mậu (hiệu Phát Đạt), Mai Bá Lân (hiệu Lợi Quyền), Vương Xuân Tọa (hiệu Lợi Hòa, Sài Gòn)... đều trở thành những doanh nhân thành đạt tại VIệt Nam giữa thế kỷ 20.

    - Năm 1932, Ông lập gia đình với bà Hoàng Thị Minh Hồ, con gái của cụ Hoàng Đạo Phương, một nhà nho và cũng là thương gia giàu có. Trong sự nghiệp kinh doanh của ông, có công sức không ít của bà. Ông bà có với nhau 7 người con, các con đều thành đạt.

  • Thông tin thêm:

    - 1979: Ngôi nhà 48 Hàng Ngang được Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch) xếp hạng di tích Quốc gia.

    - 2006: Ông Trịnh Văn Bô được truy tặng danh hiệu “Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu”.

    - 2014: Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh cụ Trịnh Văn Bô, mừng đại thọ 100 tuổi của cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ (1914-2014), Bộ Tài chính biên soạn cuốn sách “Doanh nhân Trịnh Văn Bô và những cống hiến cho nền tài chính cách mạng Việt Nam” nhằm vinh danh những công lao, đóng góp của gia đình ông, đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc.

    - 3/2019: Con phố Trần Hữu Dực nối dài (tại phường Xuân Phương, quận Nam Từ Liêm) chính thức được mang tên vị doanh nhân yêu nước Trịnh Văn Bô. Con đường dài 900 m, rộng 50 m, từ ngã tư giao cắt phố Nguyễn Văn Giáp và đoạn tiếp nối phố Trần Hữu Dực đến chân cầu vượt Xuân Phương.


Có (0) kết quả được tìm thấy cho từ khóa