Tư liệu cơ bản về Cộng hòa Pháp
Là một trong những thành viên sáng lập EU, thuộc Schengen
Thủ đô: Paris
Quốc khánh: 14 tháng 7 (ngày Cách mạng Pháp thành công năm 1789)
Vị trí địa lý: Tây Âu, giáp ranh với Bỉ và Luxembourg về phía Đông-Bắc, Đức và Thụy Sĩ về phía Đông, Italy và Monaco về phía Đông-Nam, Tây Ban Nha và Andorra về phía Tây-Nam
Dân số: 67 triệu người (theo số liệu của Ủy ban châu Âu-EC tháng 1/2019), đứng thứ 2 trong EU
(sau Đức)
Đơn vị tiền tệ: Đồng Euro
GDP: 3.1 tỷ USD (2019) (theo Số liệu của Ngân hàng thế giới 2019)
Cơ cấu hành chính: 13 vùng, 101 tỉnh và 36.686 huyện/thành
Lãnh đạo chủ chốt: | Tổng thống: Emmanuel MACRON (nhiệm kỳ 1 từ tháng 5/2017; nhiệm kỳ 2 từ tháng 5/2022) Chủ tịch Quốc hội: Yaël Braun-Pivet (tháng 6/2022) Chủ tịch Thượng viện: Gérard Larcher (từ 2014) Thủ tướng: Elisabeth Borne (từ tháng 5/2022) |
Thể chế nhà nước Cộng hòa:
Nước Pháp theo chế độ Nghị viện - Tổng thống. Tổng thống do phổ thông đầu phiếu trực tiếp bầu ra, nhiệm kỳ 5 năm và có quyền lực lớn: bổ nhiệm Thủ tướng, chủ trì Hội đồng Bộ trưởng, giải tán Quốc hội và quyết định tổ chức trưng cầu dân ý về các vấn đề quan trọng... Theo hiến pháp, Tổng thống là lãnh đạo cao nhất về chính sách đối ngoại và quốc phòng. Thủ tướng đứng đầu Chính phủ, có trách nhiệm trước Quốc hội, giữ quyền xây dựng luật trong phạm vi của mình và đảm bảo thi hành pháp luật.
Quyền lập pháp thuộc về Nghị viện, gồm Quốc hội và Thượng viện. Quốc hội do phổ thông đầu phiếu trực tiếp bầu ra, nhiệm kỳ 5 năm (577 đại biểu). Thượng viện được bầu gián tiếp (348 đại biểu do các uỷ viên hội đồng vùng, tỉnh và các nghị sĩ Quốc hội bầu ra), nhiệm kỳ 6 năm, 3 năm bầu lại ½. Với việc bỏ phiếu bất tín nhiệm, Quốc hội có thể bãi miễn chính phủ.
[Cập nhật đến tháng 4/2023]
- Từ khóa:
- Pháp