Tư liệu về nhạc sĩ Trịnh Công Sơn

    Nhân vật liên quan

    • Nhạc sĩTrịnh Công Sơn

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn

Họ và tên: Trịnh Công Sơn

Ngày sinh: 28/2/1939

Ngày mất: 1/4/2001

Quê quán: tỉnh Thừa Thiên Huế

Giải thưởng:

- Giải thưởng Đĩa Vàng (1972) ở Nhật Bản với bài “Ngủ đi con” (trong tập “Ca khúc Da vàng”).

- Giải thưởng lớn (1997) của Hội nhạc sĩ cho một chuỗi bài hát: “Xin trả nợ người”, “Sóng về đâu”, “Em đi bỏ lại con đường”, “Ta đã thấy gì hôm nay”.

- Giải thưởng Âm nhạc hòa bình thế giới (WPMA) (Năm 2004)

- Giải thưởng cho Bài hát hay nhất trong phim “Tội lỗi cuối cùng”.

- Giải Nhất của cuộc thi “Những bài hát hay nhất sau 10 năm chiến tranh” với bài “Em ở nông trường, em ra biên giới”.

- Giải Nhất cuộc thi “Hai mươi năm sau” với bài “Hai mươi mùa nắng lạ”.

Cuộc đời:

- Thuở nhỏ sống ở làng Minh Hương, tổng Vĩnh Tri, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế và theo học các trường Lycée Francais và Provindence ở Huế.

- Sau vào Sài Gòn theo học triết học tại trường Tây Lycée J.J Rousseau Sài Gòn.

- Năm 1957, ba mất, để lại mẹ và bảy người em, nhớ ba, anh thường lên mộ ba ngồi cả ngày và bị ốm nặng. Sau trận ốm, Trịnh Công Sơn nhờ má mua cho cây đàn và bắt đầu tập viết nhạc.

- Cũng trong năm 1957, ông gặp một tai nạn rất nghiêm trọng trong quá trình tập võ thi lên đai cùng em trai Trịnh Quang Hà. Sau tai nạn đó, ông đã nằm liệt giường đến gần 2 năm. Khoảng thời gian nằm bệnh cũng là lúc cơ duyên đến với âm nhạc của Trịnh Công Sơn được bén rễ, ông đã tìm hiểu và dồn hết thời gian để đọc nhiều sách về triết học, văn học, dân ca.

- Sau khi khỏi bệnh và tốt nghiệp tù tài năm 1962, Trịnh Công Sơn ra Quy Nhơn (Bình Định) học Trường Sư Phạm và Kỹ Thuật Quy Nhơn ngành Tâm lý giáo dục trẻ em và được bầu làm Trưởng ban Văn nghệ của Trường. Tại đây, ông đã sáng tác một trường ca mang tên Tiếng hát dã tràng (hay còn được gọi là Dã Tràng Ca). Đây là bản trường ca đầu tiên ghi nhiều dấu ấn của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đến cả cuộc đời sáng tác âm nhạc sau này. Bản trường ca đầy ưu tư này được Ban hợp ca của Trường Sư phạm Quy Nhơn dàn dựng trình diễn rất thành công trong Đại nhạc hội lần thứ nhất của Trường.

- Năm 1964, tốt nghiệp Trường Sư Phạm và Kỹ Thuật Quy Nhơn được phân về dạy học tại một trường tiểu học ở Bảo Lộc, Lâm Đồng. Tại đây, Trịnh Công Sơn gặp gỡ với ca sĩ Khánh Ly. Ông nhận thấy cô ca sĩ này có chất giọng rất phù hợp với những sáng tác của mình nên ngỏ ý mời hợp tác vào Sài Gòn biểu diễn, nhưng Khánh Ly đã từ chối lời mời của vị nhạc sĩ trẻ. Trịnh Công Sơn đành trở về với nghề giáo và sáng tác thêm nhiều ca khúc.

- Mùa hè năm 1967, Trịnh Công Sơn tình cờ gặp lại Khánh Ly tại Sài Gòn. Và từ đó, cả hai đã chính thức kết hợp với nhau và trở thành một cặp đôi huyền thoại ăn ý trong âm nhạc Việt Nam.

Sự nghiệp sáng tác:

- Năm 1958, ông bắt đầu chắp bút sáng tác nên ca khúc “Ướt mi” và công bố chính thức vào năm 1959. Những năm sau đó xuất hiện một số ca khúc có nhan đề rất lạ tai như “Lời buồn thánh”, “Tuổi đá buồn”, “Vết lăn trầm”, “Dã tràng ca”, “Cát bụi”... như đưa đường dẫn lối công chúng vào một khu vườn siêu thực đang nảy nở những sắc hương mới.

- Những năm 1965-1972, “nhạc phản chiến” là nguồn cảm hứng chủ đạo trong sáng tác của Trịnh Công Sơn. Dường như không khí thời đại đã thôi thúc ông sáng tác những bài hát về thân phận con người trong chiến tranh. Tiêu biểu là các ca khúc trong tập “Ca khúc Da vàng”, “Ta phải thấy mặt trời”, góp phần tích cực trong phong trào “Hát cho đồng bào tôi nghe” của sinh viên, học sinh các đô thị miền Nam. Ca khúc “Nối vòng tay lớn” của ông đã được chọn hát trên đài phát thanh Sài Gòn ngay trưa ngày 30/4/1975, ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng.

- Năm 1975, sau ngày đất nước thống nhất, ông về làm việc tại Hội Âm nhạc TP.HCM và tạp chí Sóng nhạc. Từ thập niên 1980, Trịnh Công Sơn Trịnh Công Sơn tiếp tục sáng tác nhiều ca khúc nổi tiếng gắn liền với những giai đoạn chuyển mình của dân tộc như: “Em còn nhớ hay em đã quên”, “Em ở nông trường em ra biên giới”, “Huyền thoại Mẹ”, “Thành phố Mùa xuân”, “Nhớ mùa thu Hà Nội”, “Sóng về đâu”, “Một cõi đi về”...

- Từ năm 1985 đến sau 1990, Trịnh Công Sơn chủ yếu sáng tác các ca khúc trong phim. Không những viết nhạc cho phim truyện mà Trịnh Công Sơn còn làm nhạc cho phim tài liệu. Mỗi ca khúc ông viết cho phim không những góp phần làm bộ phim sang trọng và đẹp hơn mà những ca khúc này còn có giá trị riêng của chúng, như

- Và cho đến cuối đời, thân phận con người và tình yêu vẫn là hai chủ đề nổi bật trong sự nghiệp sáng tác của Trịnh Công Sơn. Thân phận con người của ông thường mang những cặp phạm trù đối lập: sống/chết; buồn/vui; hạnh phúc/khổ đau. Còn tình yêu con người trong ông, là tình yêu thương nhân loại không bó hẹp màu da, chính kiến. Ca khúc cuối cùng nhạc sĩ sáng tác trên giường bệnh là bài “Biển nghìn thu ở lại”.

- Ngoài nhạc, Trịnh Công Sơn còn sáng tác thơ và hội họa.

- Ngày 1/4/2021, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn mất tại TP Hồ Chí Minh.

Tác phẩm chính:

- Các ca khúc: Ướt mi, Diễm xưa, Biển Nhớ, Nhìn Những Mùa Thu Đi, Nắng Thủy Tinh, Lời Buồn Thánh, Tuổi Đá Buồn, Còn Tuổi Nào Cho Em, Mưa Hồng, Ru Em Từng Ngón Xuân Nồng, Chiều Một Mình Qua Phố, Ca Dao Mẹ, Diễm Xưa, Ngủ Đi Con, Nối vòng tay lớn, Huế – Sài Gòn – Hà Nội, Việt Nam ơi hãy vùng lên, Chưa mất niềm tin, Em ở nông trường em ra biên giới, Huyền thoại Mẹ, Ánh sáng Mạc Tư Khoa, Ra chợ ngày thống nhất

- Ca khúc cho thiếu nhi: Em là hoa hồng nhỏ, Mẹ đi vắng, Em đến cùng mùa xuân, Tiếng ve gọi hè, Tuổi đời mênh mông, Mùa hè đến, Tết suối hồng, Khăn quàng thắp sáng bình minh, Như hòn bi xanh, Đời sống không già vì có chúng em

- Nhạc và bài hát trong phim: Tội lỗi cuối cùng (1980) của đạo diễn Trần Phương, nghệ sĩ Phương Thanh đóng vai Hiền cá sấu: bài "Đời gọi em biết bao lần"; Cho cả ngày mai (1981) của đạo diễn Long Vân: bài "Em là bông hồng nhỏ"; Bãi biển đời người (1983) của đạo diễn Hải Ninh: bài "Quê hương"; Thị xã trong tầm tay (1983) của đạo diễn Đặng Nhật Minh,[94] bài hát nền, phổ thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường; Cho đến bao giờ (1985) của đạo diễn Huy Thành; Cầu Rạch Chiếc (1986) của đạo diễn Hoàng Lê; Cô gái trên sông (1987) của đạo diễn Đặng Nhật Minh, cùng Phạm Trọng Cầu; Mùa hè chiều thẳng đứng (2000) của đạo diễn Trần Anh Hùng: "Cuối cùng cho một tình yêu", "Nắng thủy tinh", "Rừng xưa đã khép"; Áo lụa Hà Đông (2006) của Phước Sang Film, đạo diễn Lưu Huỳnh: "Bài ca dành cho những xác người"; Công chúa teen và ngũ hổ tướng (2010) của đạo diễn Lê Lộc (bài "Để gió cuốn đi"); Em là bà nội của anh (2015) bài "Còn tuổi nào cho em"

Thông tin thêm:

- Năm 1972, hãng đĩa Nippon Columbia thu băng các nhạc phẩm của ông và ca khúc “Ngủ đi con” trở thành một nhạc phẩm được yêu thích ở Nhật Bản.

- Ngày 28/2/2019, trang Google tiếng Việt đã vinh danh Trịnh Công Sơn trên Google Doodles, nhân kỷ niệm sinh nhật lần thứ 80 của cố nhạc sĩ.

- Trịnh Công Sơn có tên trong bộ từ điển bách khoa Encyclopédie de tous les pays du monde (Coll. Les Millions) của Pháp (tập 8, trang 122).

- Tên Trịnh Công Sơn được đặt cho nhiều đường phố ở Hà Nội, Thừa Thiên Huế, TP Hồ Chí Minh, Bình Định…