Phó tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam (1964-1980)

Vương Thừa Vũ

  • Họ và tên: Vương Thừa Vũ
  • Tên thật là:Nguyễn Văn Đồi
  • Năm sinh: 1910
  • Năm mất:1980
  • Năm vào Đảng:1943
  • Quê quán: Thành phố Hà Nội
  • Chức vụ:

    - Trung tướng (1974), Phó tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam (1964-1980)

    - Thiếu tướng, Tư lệnh Quân khu Hữu Ngạn, rồi làm Tư lệnh Quân khu 3 (1955-1963)

    - Thiếu tướng, Chủ tịch Ủy ban Quân chính thành phố Hà Nội (9/1954 - 11/1954)

    - Đại đoàn trưởng Đại đoàn 308 (1949-1954)

    - Khu phó Khu 4 rồi Phân khu trưởng Phân khu Bình Trị Thiên (1947-1948)

    - Khu trưởng Khu 11 - Khu đặc biệt Hà Nội (1946-1947)

  • Khen thưởng/Giải thưởng:

    - Huân chương Hồ Chí Minh

    - Huân chương Quân công

    - Huân chương Chiến công

  • Cuộc đời, sự nghiệp:

    - Thuở nhỏ, Nguyễn Văn Đồi theo cha sang Côn Minh (Trung Quốc) sinh sống. Lớn lên, ông được người quen giới thiệu vào học việc tại Nhà máy xe lửa Vân Nam. Nhờ chăm chỉ và sáng dạ, sau 3 năm, ông được nhận vào làm thợ phụ.

    - 1937: Ông dự thi và trúng tuyển vào học Trường Quân sự Hoàng Phố ở Quảng Châu (Trung Quốc).

    - 1940: Ông liên lạc với các tổ chức cách mạng và các nhà yêu nước Việt Nam để tìm đường về nước hoạt động.

    - 1941: Khi đang trên đường trở về nước, Nguyễn Văn Đồi bị thực dân Pháp bắt, giam tại căng Bá Vân (Thái Nguyên), sau đó đưa về Hỏa Lò (Hà Nội). Một thời gian sau, chúng lại đưa ông lên giam tại căng Nghĩa Lộ (Yên Bái). Với tinh thần của một chiến sĩ cộng sản, không khuất phục trước kẻ thù, trong tù, Nguyễn Văn Đồi cùng những đồng chí của mình vẫn tích cực hoạt động, vừa tiến hành công tác binh vận để xây dựng lực lượng, vừa bí mật tổ chức huấn luyện quân sự.

    - 1943: Được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương.

    - 3/7/1945: Nhật đảo chính Pháp chiếm Đông Dương, ông cùng một số đồng chí lên kế hoạch vượt ngục. Kế hoạch bị lộ, nhưng với sự nhanh nhẹn và mưu trí, ông vẫn thoát khỏi nhà tù. Ông cùng một số tù nhân chính trị tản vào rừng, nhưng do trời tối nên lạc đường và bị một tốp người dân tộc thiểu số bắt đưa về bản. Vốn nhanh trí, lại biết nói tiếng dân tộc, ông tự xưng mình mang họ Vương (vì ông thấy họ gọi nhau như vậy). Thấy vậy, những người dân trong bản nhanh chóng cởi trói, tiếp đón ông như những người bạn và nuôi giấu ông một thời gian. Sau này này, ông đổi tên là Vương Thừa Vũ để hoạt động cách mạng công khai.

    - 1946: Chỉ huy trưởng bộ đội Hà Nội; Khu trưởng Khu 11 (Khu đặc biệt Hà Nội); Chỉ huy quân sự Khu 2 bảo vệ Hà Nội.

    - 1947: Khu phó Khu 4 rồi Phân khu trưởng Phân khu Bình Trị Thiên.

    - 1948: Được phong quân hàm Đại tá trong đợt phong chính thức đầu tiên của Việt Nam.

    - 4/1949: Được giao nhiệm vụ tổ chức Đại đoàn 308 ở Việt Bắc.

    - 1949-1954: Đại đoàn trưởng Đại đoàn 308 (Đại đoàn chủ lực đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam), kiêm Chính ủy Đại đoàn (1941 -1951); Ông cũng tham gia chỉ huy chiến đấu nhiều chiến dịch, trong đó có Chiến dịch Điên Biên Phủ (1954).

    - 28/9/1954: Được thăng quân hàm Thiếu tướng và được cử làm Chủ tịch Ủy ban Quân chính thành phố Hà Nội.

    - 10/10/1954: Ông cùng bác sĩ Trần Duy Hưng, Phó Chủ tịch Ủy ban Quân chính thành phố Hà Nội cùng Đại đoàn 308 về tiếp quản Thủ đô giữ rừng cờ hoa của người dân Hà Nội.

    - 10/11/1954: Thiếu tướng Vương Thừa Vũ thay mặt Ủy ban Quân chính Hà Nội ký thông cáo của Hội đồng chính phủ quyết định thành lập Ủy ban hành chính thành phố Hà Nội do bác sĩ Trần Duy Hưng làm Chủ tịch, đồng chí Trần Danh Tuyên làm Phó Chủ tịch.

    - 1955-1963: Tư lệnh Quân khu Hữu Ngạn, rồi làm Tư lệnh Quân khu 3.

    - 1964-1980: Phó tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam kiêm Giám đốc Học viện Quân chính (1964), kiêm Tư lệnh Quân khu 4 (1971).

    - 1974: Được phong hàm Trung tướng.

    - 1980: Trung tướng Vương Thừa Vũ mất tại Hà Nội.

  • Một số tác phẩm:

    - Hồi ký "Trưởng thành trong chiến đấu" nxb Quân đội nhân dân (1979)

    - Sách "Những chặng đường chiến đấu", nxb Quân đội nhân dân (2005)

Phó tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam (1964-1980)

Vương Thừa Vũ

  • Họ và tên: Vương Thừa Vũ
  • Tên thật là:Nguyễn Văn Đồi
  • Năm sinh: 1910
  • Năm mất:1980
  • Năm vào Đảng:1943
  • Quê quán: Thành phố Hà Nội
  • Chức vụ:

    - Trung tướng (1974), Phó tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam (1964-1980)

    - Thiếu tướng, Tư lệnh Quân khu Hữu Ngạn, rồi làm Tư lệnh Quân khu 3 (1955-1963)

    - Thiếu tướng, Chủ tịch Ủy ban Quân chính thành phố Hà Nội (9/1954 - 11/1954)

    - Đại đoàn trưởng Đại đoàn 308 (1949-1954)

    - Khu phó Khu 4 rồi Phân khu trưởng Phân khu Bình Trị Thiên (1947-1948)

    - Khu trưởng Khu 11 - Khu đặc biệt Hà Nội (1946-1947)

  • Khen thưởng/Giải thưởng:

    - Huân chương Hồ Chí Minh

    - Huân chương Quân công

    - Huân chương Chiến công

  • Cuộc đời, sự nghiệp:

    - Thuở nhỏ, Nguyễn Văn Đồi theo cha sang Côn Minh (Trung Quốc) sinh sống. Lớn lên, ông được người quen giới thiệu vào học việc tại Nhà máy xe lửa Vân Nam. Nhờ chăm chỉ và sáng dạ, sau 3 năm, ông được nhận vào làm thợ phụ.

    - 1937: Ông dự thi và trúng tuyển vào học Trường Quân sự Hoàng Phố ở Quảng Châu (Trung Quốc).

    - 1940: Ông liên lạc với các tổ chức cách mạng và các nhà yêu nước Việt Nam để tìm đường về nước hoạt động.

    - 1941: Khi đang trên đường trở về nước, Nguyễn Văn Đồi bị thực dân Pháp bắt, giam tại căng Bá Vân (Thái Nguyên), sau đó đưa về Hỏa Lò (Hà Nội). Một thời gian sau, chúng lại đưa ông lên giam tại căng Nghĩa Lộ (Yên Bái). Với tinh thần của một chiến sĩ cộng sản, không khuất phục trước kẻ thù, trong tù, Nguyễn Văn Đồi cùng những đồng chí của mình vẫn tích cực hoạt động, vừa tiến hành công tác binh vận để xây dựng lực lượng, vừa bí mật tổ chức huấn luyện quân sự.

    - 1943: Được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương.

    - 3/7/1945: Nhật đảo chính Pháp chiếm Đông Dương, ông cùng một số đồng chí lên kế hoạch vượt ngục. Kế hoạch bị lộ, nhưng với sự nhanh nhẹn và mưu trí, ông vẫn thoát khỏi nhà tù. Ông cùng một số tù nhân chính trị tản vào rừng, nhưng do trời tối nên lạc đường và bị một tốp người dân tộc thiểu số bắt đưa về bản. Vốn nhanh trí, lại biết nói tiếng dân tộc, ông tự xưng mình mang họ Vương (vì ông thấy họ gọi nhau như vậy). Thấy vậy, những người dân trong bản nhanh chóng cởi trói, tiếp đón ông như những người bạn và nuôi giấu ông một thời gian. Sau này này, ông đổi tên là Vương Thừa Vũ để hoạt động cách mạng công khai.

    - 1946: Chỉ huy trưởng bộ đội Hà Nội; Khu trưởng Khu 11 (Khu đặc biệt Hà Nội); Chỉ huy quân sự Khu 2 bảo vệ Hà Nội.

    - 1947: Khu phó Khu 4 rồi Phân khu trưởng Phân khu Bình Trị Thiên.

    - 1948: Được phong quân hàm Đại tá trong đợt phong chính thức đầu tiên của Việt Nam.

    - 4/1949: Được giao nhiệm vụ tổ chức Đại đoàn 308 ở Việt Bắc.

    - 1949-1954: Đại đoàn trưởng Đại đoàn 308 (Đại đoàn chủ lực đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam), kiêm Chính ủy Đại đoàn (1941 -1951); Ông cũng tham gia chỉ huy chiến đấu nhiều chiến dịch, trong đó có Chiến dịch Điên Biên Phủ (1954).

    - 28/9/1954: Được thăng quân hàm Thiếu tướng và được cử làm Chủ tịch Ủy ban Quân chính thành phố Hà Nội.

    - 10/10/1954: Ông cùng bác sĩ Trần Duy Hưng, Phó Chủ tịch Ủy ban Quân chính thành phố Hà Nội cùng Đại đoàn 308 về tiếp quản Thủ đô giữ rừng cờ hoa của người dân Hà Nội.

    - 10/11/1954: Thiếu tướng Vương Thừa Vũ thay mặt Ủy ban Quân chính Hà Nội ký thông cáo của Hội đồng chính phủ quyết định thành lập Ủy ban hành chính thành phố Hà Nội do bác sĩ Trần Duy Hưng làm Chủ tịch, đồng chí Trần Danh Tuyên làm Phó Chủ tịch.

    - 1955-1963: Tư lệnh Quân khu Hữu Ngạn, rồi làm Tư lệnh Quân khu 3.

    - 1964-1980: Phó tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam kiêm Giám đốc Học viện Quân chính (1964), kiêm Tư lệnh Quân khu 4 (1971).

    - 1974: Được phong hàm Trung tướng.

    - 1980: Trung tướng Vương Thừa Vũ mất tại Hà Nội.

  • Một số tác phẩm:

    - Hồi ký "Trưởng thành trong chiến đấu" nxb Quân đội nhân dân (1979)

    - Sách "Những chặng đường chiến đấu", nxb Quân đội nhân dân (2005)


Có (0) kết quả được tìm thấy cho từ khóa