ASEAN: Các dấu mốc chính

8/8/1967ASEAN chính thức thành lập với 5 thành viên (Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore)
1971 Ra Tuyên bố về Khu vực Hòa bình, Tự do và Trung lập (ZOPFAN)
1976 Ra Tuyên bố về sự hòa hợp ASEAN (Tuyên bố Bali I) và Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á (TAC)
1992 Ký Hiệp định Khung về tăng cường hợp tác kinh tế ASEAN và thỏa thuận về Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA)
1994 Thành lập Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF)
1995 Ký Hiệp ước Khu vực Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân (SEANWFZ)
1997 Thông qua Tầm nhìn ASEAN 2020
1999 Hoàn tất mục tiêu trở thành một tổ chức khu vực với đầy đủ 10 quốc gia Đông Nam Á
2002 ASEAN và Trung Quốc ký Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Ðông (DOC)
2003 Ra Tuyên bố về sự hòa hợp ASEAN II (Tuyên bố Bali II), xác định mục tiêu thành lập Cộng đồng ASEAN gồm ba trụ cột: Cộng đồng Chính trị - An ninh, Cộng đồng Kinh tế và Cộng đồng Văn hóa - Xã hội
2005 Hội nghị cấp cao Ðông Á (EAS) lần đầu được tổ chức tại thủ đô Kuala Lumpur (Malaysia)
2007 Hiến chương ASEAN ra đời, có hiệu lực năm 2008
2009 Thành lập Ủy ban Liên Chính phủ ASEAN về Nhân quyền (AICHR)
2011 Thông qua “Tuyên bố Bali về Cộng đồng ASEAN trong Cộng đồng các quốc gia toàn cầu” (Tuyên bố Bali III)
2015 Thông qua Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN đến năm 2025
31/12/2015 Chính thức thành lập Cộng đồng ASEAN
2016 Thông qua Kế hoạch tổng thể về Kết nối ASEAN 2025
6/2020 Ra Tuyên bố chung Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 36 về một khu vực ASEAN an toàn, đoàn kết, gắn kết và chủ động thích ứng; đặc biệt là phòng ngừa dịch bệnh COVID-19
11/2020 Thông qua Khung phục hồi tổng thể ASEAN và Kế hoạch triển khai và thành lập Kho dự phòng vật tư y tế khẩn cấp ASEAN
4/2021 Ra Tuyên bố Chủ tịch Hội nghị Các nhà lãnh đạo ASEAN, trong đó nhấn mạnh các thỏa thuận của về đẩy mạnh xây dựng Cộng đồng, tăng cường hợp tác ứng phó với COVID-19, phục hồi kinh tế…
10/2021 Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 38 và 39 và các Hội nghị cấp cao liên quan giữa ASEAN và các đối tác công bố/thông qua/ghi nhận khoảng 100 văn kiện (bao gồm các Tuyên bố, Chiến lược, Khung hợp tác, Kế hoạch hành động, Báo cáo, Tài liệu tầm nhìn...)
Đến 2022 ASEAN có 11 Đối tác đối thoại là Australia, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, New Zealand, Ấn Độ, Mỹ, Canada, Anh và EU; Có 49 quốc gia/thực thể ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác ASEAN (TAC); Là trung tâm của không gian kinh tế rộng mở với mạng lưới 8 FTA (trong đó Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP)), tạo nên một khu vực thương mại tự do chiếm 30% dân số thế giới và 32% GDP toàn cầu
5/2023 Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 42 thông qua Tuyên bố của các nhà lãnh đạo về phát triển Tầm nhìn Cộng đồng sau năm 2025
8/2023 Tổng Thư ký ASEAN, Tiến sĩ Kao Kim Hourn khẳng định: thành tựu nổi bật nhất của ASEAN sau 56 năm tồn tại và phát triển là duy trì được hòa bình và an ninh, cũng như việc mở rộng thành 10 nước, và sắp tới là 11 nước với việc kết nạp Timor-Leste, qua đó quy tụ toàn bộ khu vực Đông Nam Á thành một cộng đồng.
Cộng đồng kinh tế ASEAN ngày càng mở rộng, thu hút sự quan tâm ngày càng tăng của các đối tác thương mại…

 Cập nhật đến tháng 8/2023