Chiến dịch Lê Hồng Phong I (Chiến dịch Nghĩa Đô - Phố Lu, 7/2-15/3/1950)

Cuối năm 1949, sau các chiến dịch Sông Thao (5.1949), Lê Lợi (11.1949) và những trận tiến công của ta ở Yên Bình Xã - Nghĩa Đô, phòng tuyến Tây Bắc cùa quân Pháp bị phá vỡ một mảng lớn. Địch buộc phải rút bỏ các vị trí tiền tiêu, thu hẹp phạm vi chiếm đóng. Trong khi đó, Giải phóng quân Trung Quốc đang tiến xuống Hoa Nam, một bộ phận đã tới sát biên giới Việt - Trung. Trước tình hình đó, quân Pháp tăng cường lực lượng cho phân khu Lào Cai, liên tiếp mở các cuộc hành quân càn quét; lực lượng phản động địa phương cũng theo quân Pháp chống phá ở nhiều nơi. về phía ta, chấp hành chỉ thị ngày 6.1.1950 của Ban Thường vụ Trung ương Đảng về “mở chiến dịch Tây Bắc và chuẩn bị chiến trường Đông Bắc”, Bộ Tổng tư lệnh quyết định mở Chiến dịch Lê Hồng Phong I tiến công quân Pháp ở Lào Cai, Yên Bái, mở rộng căn cứ địa Tây Bắc, có điều kiện thì giải phóng Lào Cai, mở thông đường liên lạc quốc tế; sẵn sàng phối hợp với Giải phóng quân Trung Quốc tiêu diệt tàn quân Quốc dân Đảng tràn qua biên giới. Bộ Tổng tư lệnh giao cho Bộ chỉ huy Mặt trận Tây Bắc và Bộ Tư lệnh Đại đoàn 308 phối hợp tổ chức thực hiện. Bộ chỉ huy Chiến dịch: Chì huy trưởng Bằng Giang, Tư lệnh Mặt trận Tây Bắc; Chính ủy Song Hào, Chính ủy Mặt trận Tây Bắc; Chỉ huy phó Cao Văn Khánh, Đại đoàn phó Đại đoàn 308. Lực lượng tham gia chiến dịch gồm Trung đoàn 102, Tiểu đoàn 11 (Đại đoàn 308), Trung đoàn 165 (chủ lực Mặt trận Tày Bẳc), Tiếu đoàn Pháo binh 40 và 10 trung đội bộ đội địa phương. Địa bàn chiến dịch chù yếu là địa hình rừng núi, rải rác có những cánh đồng và làng dọc theo sông Hồng từ bắc xuống nam. Giao thông đường bộ có Quốc lộ 32 và đường sắt từ thị xã Lào Cai qua Yên Bái về Hà Nội, các đường liên tỉnh, liên huyện từ thị xã đi các huyện vùng cao. Dân cư gồm nhiều dản tộc thiếu số, ở thị trấn đa số là người Kinh, phần lớn đã được giác ngộ Cách mạng, ủng hộ kháng chiến.

Các đơn vị hành quân lên Tây Bắc, 1.1950

Lực lượng địch trên địa bàn có Tiểu đoàn Bộ binh 2 người Thái) và hơn 1 nghìn lính dõng đóng ờ Phố Lu, Nghĩa Đô, Khánh Yên, Lào Cai, Cốc Lếu; lực lượng cơ động ứng chiến ở thị xã Lào Cai có 300 lính Âu - Phi và 800 linh khố đỏ. Ngoài ra, địch có thể điều động quân dù từ Hà Nội đến chi viện khi cần thiết. Bộ chỉ huy Chiến dịch xác định kế hoạch tiến công địch trên hai hướng, hướng chú yếu là Phố Lu, hướng thứ yếu là Nghĩa Đô. Cách đánh chiến dịch là sử dụng bộ đội chủ lực bao vây tiêu diệt cứ điểm, đánh viện, kết họp tác chiến với địch vận, làm tan rã khối ngụy binh, tạo điều kiện cho bộ đội địa phương và dân quân, du kích phá tề, trừ gian, đẩy mạnh phong trào đâu tranh của đông bào các dân tộc. Quân và dân hai huyện Văn Chấn, Văn Bàn (Yên Bái) làm nhiệm vụ nghi binh, lừa địch.
Trong thời gian chuẩn bị, Bộ chi huy Chiến dịch đã tổ chức, chỉ đạo cán bộ chỉ huy, tham mưu các cấp đi trinh sát thực địa, nắm tinh hỉnh địch, địa hình khu vực Phố Lu, Nghĩa Đô, bổ sung kế hoạch chiến đấu, xác định nội dung luyện tập thực binh của bộ đội. Ban quân nhu chiến dịch phối hợp với các địa phương Vĩnh Yên, Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà Giang, Yên Bái chuẩn bị đạn dược, lương thực, huy động thuyền bè, dân công vận chuyển đến các đơn vị tham gia chiến dịch. Để phối hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho Chiến dịch Lê Hồng Phong I giành thắng lợi, Bộ Tổng tham mưu giao nhiệm vụ cho Trung đoàn 174 hoạt động nghi binh trên hướng Cao Bằng - Lạng Sơn; Trung đoàn 36 cùng các tiểu đoàn độc lập 87, 88 và Lực lượng Vũ trang địa phương đề phòng địch từ hướng trung du, Thái Nguyên đánh ra vùng tự do của ta.
Ngày 7.2.1950, chiến dịch mờ màn bằng trận tiến công của Trung đoàn 102 (3 tiểu đoàn 79, 54, 18) vào thị trấn Phố Lu (nay thuộc huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai). Đây là một vị trí phòng ngự vững chắc của Pháp với hệ thống lô cốt, tháp canh, hàng rào và một dải tường (gồm 2 vách ghép bàng gỗ, sắt, giữa đổ đất, cát cao 2 m, dày 1-2 m) bao quanh thị trấn, do 1 đại đội Âu - Phi, 1 đại đội lính khố đỏ và khoảng 80 lính dõng đóng giữ. Phía nam thị trấn có sân bay dã chiến, cuối sân bay là khu đồn dõng. Phát hiện lực lượng ta xuất hiện ở gần thị trấn, địch đã tăng cường phòng thủ nên trận đánh không còn giữ được yếu tố bất ngờ. 17 giờ ngày 8.2, Trung đoàn 102 được pháo binh chi viện bắt đầu tiến công, Tiểu đoàn 79 đảm nhiệm mũi đột kích chủ yếu vào hướng đông, nhưng do hiệp đồng giữa bộ binh và pháo binh không chặt chẽ, sử dụng hoả lực phân tán, nên sau ba đợt xung phong vẫn không thành công. Địch huy động 1 đại đội từ Lào Cai xuống cứu viện, bị Tiểu đoàn 18 chặn đánh diệt một số. Chiều 10.2, Tiểu đoàn 54 vào thay Tiểu đoàn 79 tổ chức đợt tiến công lần 2 cũng không thành công. Chiều 12.2, Trung đoàn 102 được tăng cường Tiểu đoàn 11, tập trung hoả lực tổ chức tiến công lần 3, sau 2 giờ chiến đấu diệt phần lớn quân địch, làm chù hoàn toàn thị trấn (xem thêm Trận Phố Lu, 8-12.2.1950). Trận Phố Lu giành được thắng lợi nhưng trận đánh kéo dài, bộ đội thương vong nhiều (hi sinh 100 người, bị thương 180) phải dừng lại cùng cố, Trung đoàn 102 không tiếp tục phát triển tiến công được về hướng Lào Cai như dự kiến. Tại Bào Thắng, phát huy thắng lợi cùa trận Phố Lu, ngày 26.2, bộ đội địa phương hạ đồn Bến Đền, giãi phóng hoàn toàn các xã Xuân Giao, Gia Phú; ngày 27.2 tiến đánh đồn Làng Cù, buộc địch phải bỏ đồn rút chạy. Trên hướng thứ yếu, từ 7-24.2, hai tiếu đoàn 115, 524 (Trung đoàn 165) hai lần tiến công vào phân khu Nghĩa Đô đều không dứt điếm, được tăng cường Tiểu đoàn 11 tiến công lần 3 vẫn không thành công, bị thương vong nhiều (hi sinh và thất lạc 91 người, bị thương 202) phải chuyển sang bao vây. Ngày 24.2, một tiểu đoàn dù từ Hà Nội lên tăng cường cho Nghĩa Đô, nhưng bị ta uy hiếp mạnh nên ngày 10.3 phải rút khỏi Nghĩa Đô về Bắc Hà.

 

Ở hướng Lào Cai, Tiểu đoàn 546 (Trung đoàn 165) cùng bộ đội địa phương phối hợp tiến công đánh chiếm đồn Bản Lầu (9.2), đồn Chợ Chậu (11.2), tiến hành vũ trang tuyên truyền, phá tề, trừ gian, đánh bại hai trung đội địch hành quân tăng viện từ Bản Phiệt sang Bản Lầu. Từ 11-22.2, địch ở Lào Cai, Bản Phiệt hai lần phản kích định chiếm lại Bản Lầu nhưng đều bị đánh bại. ở Bắc Hà, ta vừa đánh vừa gọi hàng, phá được đồn Nậm Núc và Nậm Lùng. Ngày 20.2, Tiếu đoàn 546 vòng qua biên giới tiến công đồn Bát Xát nhưng không thành công. Ở Trịnh Tường, nhờ làm tốt công tác địch vận, ta chiếm được đồn, thu toàn bộ vũ khí, lương thực. Phối hợp với chiến dịch, các đại đội 96,97 địa phương t. Yên Bái và trung đội địa phương h. Văn Bàn kiềm chế địch ở Ca Vịnh, Võ Lao, Phong Dụ, giải phóng một số thôn xã, buộc địch phải tăng cường thêm lực lượng phòng thù Lào Cai; các địa phương thuộc Mặt trận Tây Bắc triển khai đợt hoạt động “tổng phá tề”, khôi phục và củng cố cơ sở chính trị của ta trong vùng địch tạm chiếm. Bị tiến công liên tục ở nhiều nơi, ngày 10.3, địch rút chạy khỏi Nghĩa Đô, nhưng ta cũng không còn điều kiện phát triển, phải kết thúc chiến dịch (15.3). Kết quả, ta tiêu diệt, bức rút và đánh thiệt hại nặng 10 vị trí địch; diệt 300, bắt và gọi hàng 191 quân địch, thu hơn 300 súng các loại; giải phóng hơn 1 nghìn km2 đất đai với gần 10 nghìn dân, mở thông đường liên lạc quốc tế qua Bản Lầu. Ta hi sinh 239 người, bị thương 424.
Chiến dịch Lê Hồng Phong I không đạt được các mục tiêu đề ra, không tạo nên chuyến biến mới về cục diện trên chiến trường Tây Bắc, chiến trường được đánh giá là địch yếu và sơ hở nhất ở Bắc Bộ; kết quả chiến dịch bị hạn chế, hiệu suất chiến đấu thấp, mức thương vong của bộ đội cao. Nguyên nhân chủ yếu là do chi đạo, chỉ huy chiến dịch chưa nắm vững và vận dụng đúng đắn cách đánh điểm hay vây điểm đe diệt viện, nên chỉ lập phương án công đồn mà thiếu kế hoạch đánh địch hành quân tăng viện hay rút chạy, bỏ lỡ nhiều thời cơ tiêu diệt địch. Chọn điểm đột phá của chiến dịch (Phố Lu, Nghĩa Đô) quá mạnh trong khi bộ đội còn thiếu kinh nghiệm đánh địch trong công sự vững chắc, tiến công 3-4 lần không thành công gây tổn thất lớn, trái với nguyên tắc chỉ đạo tác chiến là “tiêu diệt địch đi đôi với bồi dưỡng lực lượng ta, càng đánh càng mạnh”, về chỉ đạo chiến thuật, còn nhiều thiếu sót trong việc tổ chức, sử dụng lực lượng, hiệp đồng giữa bộ binh và pháo binh. Tuy chưa thành công nhưng chiến dịch đã để lại nhiều kinh nghiệm quý cho việc tổ chức, chỉ đạo các chiến dịch sau này.

Nguồn: Bách Khoa toàn thư Quân sự Việt Nam, Quyển 1: Lịch sử Quân sự (Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân - năm 2015)