Hội nghị Trung ương 8 (10-19/5/1941)

Sau hơn 1 năm thực hiện nght quyết. Hội nghị Trung Trước yêu cầu mới của tình hình Cách mạng, đầu năm 1941, Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về nước chuẩn bị cho việc xây dựng căn cứ địa và tố chức các đoàn thể cứu quốc - những yếu tố không thể thiếu của đấu tranh vũ trang; đồng thời mở lớp huấn luyện cán bộ và chuẩn bị triệu tập Hội nghị lần thứ 8 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Ngày 10.5.1941, Hội nghị được tiến hành, do Lãnh tụ Nguyền Ái Quốc đại diện cho Quốc tế Cộng sản chủ trì; dự họp có Trường Chinh, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Quốc Việt, Phùng Chí Kiên, đại biểu các xứ ủy Bắc Kì, Trung Kì và một số đại biểu hoạt động ở nước ngoài.
Hội nghị phân tích tình hình thế giới, khu vực và trong nước, dự kiến chiều hướng phát triển của Chiến tranh thế giới lần II và khẳng định: Sau cuộc Chiến tranh thế giới lần I đã xuất hiện nước Xã hội Chủ nghĩa đầu tiên là Liên Xô, thì cuộc chiến tranh này sẽ làm cho Cách mạng nhiều nước thành công và sẽ có thêm nhiều nước xã hội chủ nghĩa ra đời; Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của Cách mạng vô sản thế giới, lúc này là một bộ phận cùa phong trào dân chủ chống phát xít, đặc biệt phải tích cực ủng hộ Liên Xô và Cách mạng Trung Quốc. Hội nghị chủ trương phải giương cao hơn nữa ngọn cờ giải phóng dân tộc, xác định kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương là thực dân Pháp, phát xít Nhật và các lực lượng phản động tay sai.
Nghị quyết Hội nghị nêu rõ: Quyền lợi của bộ phận, của giai cấp phải đặt dưới sự sinh tử, tồn vong của quốc gia, dân tộc; trong lúc này, nếu không giải quyết được vấn đề giải phóng dân tộc, không đòi được độc lập, tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia, dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa, trâu, mà quyền lợi của bộ phận, của giai cấp đến hàng vạn năm cũng không đòi lại được.
Hội nghị quyết định tiếp tục tạm gác khẩu hiệu Cách mạng ruộng đất, chỉ tịch thu ruộng đất của đế quốc và phần tử Việt gian phản động, thực hiện chia lại ruộng công, giảm tô, sau này sẽ tiến lên thực hiện đầy đủ chủ trương người cày có ruộng. Đối với vấn đề tổ chức Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương, Hội nghị xác định vấn đề dân tộc trong phạm vi từng nước Việt Nam, Lào và Campuchia, làm cho nhân dân mỗi nước phát huy cao độ lòng yêu nước và tinh thần chiến đấu vì sự nghiệp Cách Mạng của dân tộc mình, đồng thời gắn bó với các dân tộc anh em ở Đông Dương chống kẻ thù chung. Với tinh thần đó, Đảng ta đã quyết định thành lập Việt Nam Độc lập Đồng minh (gọi tắt là Việt Minh), thay thế cho Mặt trận Dân tộc chống phát xít Pháp - Nhật, bao gồm các tổ chức quần chúng chống đế quốc lấy tên là Hội Cứu quốc (Hội Công nhân Cứu quốc, Hội Nông dân Cứu quốc...).
Một trong những nội dung quan trọng nhất của Hội nghị được khẳng định rõ là sử dụng khởi nghĩa vũ trang đập tan ách thống trị của phát xít Pháp - Nhật, giành lại độc lập dân tộc, lập nên nhà nước Dân chủ Cộng hòa, theo đó những điều kiện khách quan và chủ quan thuận lợi cho một cuộc tổng khởi nghĩa cũng như các hình thái khởi nghĩa có thể diễn ra, đã được Hội nghị dự kiến và phân tích kĩ. Hội nghị còn đặc biệt nhấn mạnh yêu cầu không được ỷ lại vào những điều kiện bên ngoài, mà phải dựa vào lực lượng bản thân là chính. Trên cơ sở đó, để tăng cường xây dựng lực lượng, đón thời cơ nổi dậy. Hội nghị nhấn mạnh phải phát triển mạnh cơ sở nổi dậy. Hội nghị nhấn mạnh phải phát triển mạnh cơ sở Cách mạng ở nông thôn và vùng đông bào các dân tộc thiểu số, thành lập các đội tự vệ cứu quốc và các đơn vị du kích, đồng thời chú ý những nơi đô thị, đồn điền, hầm mỏ, làm cho phong trào công nhân ngày càng mạnh, trở thành lực lượng tiền phong trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
Để tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào Cách mạng ngày càng phát triên rộng khắp, mạnh mẽ, Hội nghị đã cử ra Ban Chấp hành Trung ương Đảng và bầu Trường Chinh làm Tổng Bí thư. Sau Hội nghị, Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc ra lời kêu gọi toàn dân mau chóng đứng lên tổ chức các hội cứu quốc, đoàn kết đánh đổ Pháp - Nhật và tay sai, cứu dân tộc thoát khỏi ách thống trị, bóc lột của chủ nghĩa đế quốc.
Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Lần Thứ 8 có tầm quan trọng đặc biệt là hoàn chỉnh sự chuyển hướng chiến lược của Đảng, quán triệt tư tưởng tích cực chuẩn bị mọi mặt, tiến tới khởi nghĩa vũ trang trên phạm vi cả nước, giành chính quyền về tay Nhân Dân

Nguồn: Bách Khoa toàn thư Quân sự Việt Nam, Quyển 1: Lịch sử Quân sự (Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân - năm 2015)