Họa sĩ

Tô Ngọc Vân

  • Họ và tên: Tô Ngọc Vân
  • Nghệ danh:Tô Tử, Ái Mỹ
  • Ngày sinh: 15/7/1906
  • Ngày mất: 17/6/1954
  • Quê quán: Tỉnh Hưng Yên
  • Chức vụ:

    - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam (1945)

    - Hiệu trưởng Trường Mỹ thuật Việt Nam tại Việt Bắc (1949-1954)

  • Khen thưởng/Giải thưởng:

    - Huân chương Độc lập hạng Nhất

    - Huân chương Kháng chiến hạng Nhì

    - Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật (1996)

    - Huy chương Vì sự nghiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam

    - Huy chương Vì sự nghiệp Mỹ thuật Việt Nam

    - Bằng danh dự của triển lãm Thuộc địa Paris năm 1931

    - Khen thưởng danh dự tại triển lãm của Hội Họa sĩ Pháp - Salon Paris năm 1932

    - Giải Nhất Triển lãm mỹ thuật toàn quốc (1954)

  • Cuộc đời sự nghiệp:

    - 1926-1931: Học trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương khóa II. Ông tốt nghiệp thủ khoa của trường với bức tranh “Lễ vật" - Offrande (1931).

    - 1930: Có 3 tác phẩm nổi tiếng: “Ánh mặt trời”, “Bụi chuối ngoài nắng” và “Trời dịu” trưng bày tại triển lãm mỹ thuật đầu tiên ở Sài Gòn.

    - 1931: Tham gia triển lãm mỹ thuật tại Paris, được tặng Huy chương Vàng với bức tranh lụa “Bức thư”. Đây là bức tranh lụa đầu tiên của ông.

    - 1932: Được được cấp Bằng danh dự Phòng triển lãm họa sĩ Pháp và được bầu là hội viên của Hội họa sĩ Pháp. Trong năm này, ông vẽ bức lụa “Quà cưới" - Cadeau de noce, như phảng phất ảnh hưởng của bích họa Ajanta. Tính cách của một họa sĩ duy sắc bắt đầu từ đây.

    - 1935: Trong triển lãm của Hội Khuyến khích Mỹ thuật và Kỹ nghệ SADEAI tại Hà Nội, Tô Ngọc Vân đã có những tác phẩm sáng tác về đề tài cố đô Huế được báo chí thời bấy giờ tán thưởng: “Lăng Tự Đức", “Bức thư" (lụa - 1931), “Thuyền Sông Hương" (sơn dầu - 1935)... Tô Ngọc Vân được Pháp cử đi dạy vẽ tại Campuchia.

    - 1936: Triển lãm tranh tại Hà Nội, Tô Ngọc Vân bày các tranh sơn dầu về cảnh vật Campuchia chan hòa ánh sáng vàng rực rỡ của chùa tháp cùng các bức tranh lụa “Chợ hoa ngày Tết", “Tiễn đưa"...

    - 1938: Dạy ở Trường trung học Bưởi, Hà Nội.

    - 1939-1945: Giảng dạy tại Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương.

    - 1944: Tham gia bày tranh với nhóm FARTA. Đây là đợt trưng bày cuối của ông trước khi lên Sơn Tây thực hiện công việc giảng dạy. Tại triển lãm này, ông bày các tác phẩm sơn dầu được đánh giá rất cao: “Thiếu nữ bên hoa huệ" (1943), “Thiếu nữ bên hoa sen" (1944), “Hai thiếu nữ và em bé" (1944)...

    - Những năm 40 của thế kỷ XX: Tài năng của Tô Ngọc Vân được phát lộ, thăng hoa và nở rộ với những kiệt tác sơn dầu bất hủ, ông đã làm một cuộc cách mạng trong nghệ thuật tạo hình Việt Nam, trở thành một trong “tứ kiệt” của nền mỹ thuật Việt Nam hiện đại.

    - 8/1945: Cách mạng Tháng Tám thành công, họa sĩ Tô Ngọc Vân được Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trao cho trách nhiệm thành lập lại trường Cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam (khai giảng ngày 15/11/1945) tại phố Lò Đúc, Hà Nội. Ông làm Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam.

    - 1946: Được Hội Văn hóa Cứu quốc giới thiệu, Tô Ngọc Vân cùng họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung và nhà điêu khắc Nguyễn Thị Kim vào Bắc Bộ phủ vẽ tranh và nặn tượng Bác. Ông đã sáng tác bức tranh sơn dầu “Hồ Chủ tịch làm việc tại Bắc Bộ phủ”

    - 1946: Toàn quốc kháng chiến, ông cùng nhiều văn nghệ sĩ khác cầm súng ra chiến trường, lên chiến khu Việt Bắc, công tác tại Đội tuyên truyền xung phong, rồi Đội kịch Tháng Tám

    - 1948: Trưởng đoàn Văn hóa kháng chiến Việt Bắc

    - 1949: Giám đốc xưởng họa sơn mài Việt Nam, đồng thời là biên tập viên đầu tiên và là một trong những người sáng lập báo Văn Nghệ.

    - 1949-1954: Hiệu trưởng Trường Mỹ thuật Việt Bắc (thời kháng chiến chống Pháp)

    - 17/6/1954: Họa sĩ Tô Ngọc Vân mất tại Km 41, Ba Khe, bên kia Đèo Lũng Lô, do bom của máy bay Pháp, gần sát chiến trường Điện Biên Phủ. Sau này, ông được truy tặng Liệt sĩ.

    - 1996: Được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật (đợt I) cho các tác phẩm “Bác Hồ làm việc tại Bắc Bộ Phủ” - sơn dầu; “Hồ Chí Minh làm việc” - khắc gỗ; “Bộ đội nghỉ chân trên đồi” - sơn mài; “Xưởng quân giới” - sơn dầu; “Bộ tranh ký họa về nông dân cải cách ruộng đất”; “Bừa trên đồi” - bột màu; “Bộ tranh ký họa về bộ đội trong chiến dịch Điện Biên Phủ”.

  • Tác phẩm chính:

    - Sơn dầu: “Ánh mặt trời" (1930), “Bụi chuối ngoài nắng" (1930), “Trời dịu", “Lăng Tự Đức" (1935), Thiếu phụ ngồi bên tranh tam đa (1942), “Thiếu nữ bên hoa huệ" (1943), “Buổi trưa" (1943), “Thiếu nữ bên hoa sen" (1944), “Hai thiếu nữ và em bé" (1944) - được công nhận là “Bảo vật quốc gia” năm 2013, “Người nằm" (1944), “Hồ Chủ tịch làm việc ở Bắc Bộ phủ” (1946), “Hà Nội vùng lên" (1948), “Tản cư trong rừng", “Giặc đến giặc đi" (1949), “Nữ y tá",...

    - Ký họa: “Bộ tranh ký họa về nông dân cải cách ruộng đất”, “Bộ tranh ký họa về bộ đội trong chiến dịch Điện Biên Phủ”, “Nghỉ chân bên đồi”, “Hai chiến sĩ”, “Lão du kích”...

    - Tranh lụa: “Bức thư" (1931), “Lễ vật" - Offrande (1931), “Vỡ mộng" (1932), “Thợ thêu" - Les brodeuses (1932), “Quà cưới" - Cadeau de noce (1932), “Tiễn đưa" (1930-1945), “Chợ hoa ngày Tết" (1930-1945), “Bên hòn Trống Mái" (1930-1945), “Hai em bé mục đồng"...

    - Minh họa: Hiền và Vọi (trong tác phẩm “Trống Mái" của Khải Hưng), phụ bản thiếu nữ trong các báo Ngày Nay, Thanh Nghị số Tết… “Cô gái với con mèo" (Bìa báo Indochine - 1944)...

    - Sơn dầu trên giấy can: “Xưởng quân giới” (1951)...

    - Sơn mài: “Bộ đội nghỉ chân trên đồi” (1948), “Phố trụi" (1948-1950)...

    - Màu nước: “Đèo Lũng Lô" (1954)...

    - Khắc gỗ: “Hồ Chủ tịch làm việc ở Bắc Bộ phủ” (1946)...

    - Tem: Tem Apsara của ông là mẫu tem thứ 23 của Bưu điện Đông Dương kể từ khi Pháp phát hành tem thư ở Việt Nam

  • Thông tin thêm:

    - Năm 2013, tác phẩm: "Hai thiếu nữ và em bé" của Họa sĩ Tô NGọc Vân trong bộ sưu tập của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã được xếp hạng Bảo vật quốc gia.

Họa sĩ

Tô Ngọc Vân

  • Họ và tên: Tô Ngọc Vân
  • Nghệ danh:Tô Tử, Ái Mỹ
  • Ngày sinh: 15/7/1906
  • Ngày mất: 17/6/1954
  • Quê quán: Tỉnh Hưng Yên
  • Chức vụ:

    - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam (1945)

    - Hiệu trưởng Trường Mỹ thuật Việt Nam tại Việt Bắc (1949-1954)

  • Khen thưởng/Giải thưởng:

    - Huân chương Độc lập hạng Nhất

    - Huân chương Kháng chiến hạng Nhì

    - Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật (1996)

    - Huy chương Vì sự nghiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam

    - Huy chương Vì sự nghiệp Mỹ thuật Việt Nam

    - Bằng danh dự của triển lãm Thuộc địa Paris năm 1931

    - Khen thưởng danh dự tại triển lãm của Hội Họa sĩ Pháp - Salon Paris năm 1932

    - Giải Nhất Triển lãm mỹ thuật toàn quốc (1954)

  • Cuộc đời sự nghiệp:

    - 1926-1931: Học trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương khóa II. Ông tốt nghiệp thủ khoa của trường với bức tranh “Lễ vật" - Offrande (1931).

    - 1930: Có 3 tác phẩm nổi tiếng: “Ánh mặt trời”, “Bụi chuối ngoài nắng” và “Trời dịu” trưng bày tại triển lãm mỹ thuật đầu tiên ở Sài Gòn.

    - 1931: Tham gia triển lãm mỹ thuật tại Paris, được tặng Huy chương Vàng với bức tranh lụa “Bức thư”. Đây là bức tranh lụa đầu tiên của ông.

    - 1932: Được được cấp Bằng danh dự Phòng triển lãm họa sĩ Pháp và được bầu là hội viên của Hội họa sĩ Pháp. Trong năm này, ông vẽ bức lụa “Quà cưới" - Cadeau de noce, như phảng phất ảnh hưởng của bích họa Ajanta. Tính cách của một họa sĩ duy sắc bắt đầu từ đây.

    - 1935: Trong triển lãm của Hội Khuyến khích Mỹ thuật và Kỹ nghệ SADEAI tại Hà Nội, Tô Ngọc Vân đã có những tác phẩm sáng tác về đề tài cố đô Huế được báo chí thời bấy giờ tán thưởng: “Lăng Tự Đức", “Bức thư" (lụa - 1931), “Thuyền Sông Hương" (sơn dầu - 1935)... Tô Ngọc Vân được Pháp cử đi dạy vẽ tại Campuchia.

    - 1936: Triển lãm tranh tại Hà Nội, Tô Ngọc Vân bày các tranh sơn dầu về cảnh vật Campuchia chan hòa ánh sáng vàng rực rỡ của chùa tháp cùng các bức tranh lụa “Chợ hoa ngày Tết", “Tiễn đưa"...

    - 1938: Dạy ở Trường trung học Bưởi, Hà Nội.

    - 1939-1945: Giảng dạy tại Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương.

    - 1944: Tham gia bày tranh với nhóm FARTA. Đây là đợt trưng bày cuối của ông trước khi lên Sơn Tây thực hiện công việc giảng dạy. Tại triển lãm này, ông bày các tác phẩm sơn dầu được đánh giá rất cao: “Thiếu nữ bên hoa huệ" (1943), “Thiếu nữ bên hoa sen" (1944), “Hai thiếu nữ và em bé" (1944)...

    - Những năm 40 của thế kỷ XX: Tài năng của Tô Ngọc Vân được phát lộ, thăng hoa và nở rộ với những kiệt tác sơn dầu bất hủ, ông đã làm một cuộc cách mạng trong nghệ thuật tạo hình Việt Nam, trở thành một trong “tứ kiệt” của nền mỹ thuật Việt Nam hiện đại.

    - 8/1945: Cách mạng Tháng Tám thành công, họa sĩ Tô Ngọc Vân được Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trao cho trách nhiệm thành lập lại trường Cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam (khai giảng ngày 15/11/1945) tại phố Lò Đúc, Hà Nội. Ông làm Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam.

    - 1946: Được Hội Văn hóa Cứu quốc giới thiệu, Tô Ngọc Vân cùng họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung và nhà điêu khắc Nguyễn Thị Kim vào Bắc Bộ phủ vẽ tranh và nặn tượng Bác. Ông đã sáng tác bức tranh sơn dầu “Hồ Chủ tịch làm việc tại Bắc Bộ phủ”

    - 1946: Toàn quốc kháng chiến, ông cùng nhiều văn nghệ sĩ khác cầm súng ra chiến trường, lên chiến khu Việt Bắc, công tác tại Đội tuyên truyền xung phong, rồi Đội kịch Tháng Tám

    - 1948: Trưởng đoàn Văn hóa kháng chiến Việt Bắc

    - 1949: Giám đốc xưởng họa sơn mài Việt Nam, đồng thời là biên tập viên đầu tiên và là một trong những người sáng lập báo Văn Nghệ.

    - 1949-1954: Hiệu trưởng Trường Mỹ thuật Việt Bắc (thời kháng chiến chống Pháp)

    - 17/6/1954: Họa sĩ Tô Ngọc Vân mất tại Km 41, Ba Khe, bên kia Đèo Lũng Lô, do bom của máy bay Pháp, gần sát chiến trường Điện Biên Phủ. Sau này, ông được truy tặng Liệt sĩ.

    - 1996: Được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật (đợt I) cho các tác phẩm “Bác Hồ làm việc tại Bắc Bộ Phủ” - sơn dầu; “Hồ Chí Minh làm việc” - khắc gỗ; “Bộ đội nghỉ chân trên đồi” - sơn mài; “Xưởng quân giới” - sơn dầu; “Bộ tranh ký họa về nông dân cải cách ruộng đất”; “Bừa trên đồi” - bột màu; “Bộ tranh ký họa về bộ đội trong chiến dịch Điện Biên Phủ”.

  • Tác phẩm chính:

    - Sơn dầu: “Ánh mặt trời" (1930), “Bụi chuối ngoài nắng" (1930), “Trời dịu", “Lăng Tự Đức" (1935), Thiếu phụ ngồi bên tranh tam đa (1942), “Thiếu nữ bên hoa huệ" (1943), “Buổi trưa" (1943), “Thiếu nữ bên hoa sen" (1944), “Hai thiếu nữ và em bé" (1944) - được công nhận là “Bảo vật quốc gia” năm 2013, “Người nằm" (1944), “Hồ Chủ tịch làm việc ở Bắc Bộ phủ” (1946), “Hà Nội vùng lên" (1948), “Tản cư trong rừng", “Giặc đến giặc đi" (1949), “Nữ y tá",...

    - Ký họa: “Bộ tranh ký họa về nông dân cải cách ruộng đất”, “Bộ tranh ký họa về bộ đội trong chiến dịch Điện Biên Phủ”, “Nghỉ chân bên đồi”, “Hai chiến sĩ”, “Lão du kích”...

    - Tranh lụa: “Bức thư" (1931), “Lễ vật" - Offrande (1931), “Vỡ mộng" (1932), “Thợ thêu" - Les brodeuses (1932), “Quà cưới" - Cadeau de noce (1932), “Tiễn đưa" (1930-1945), “Chợ hoa ngày Tết" (1930-1945), “Bên hòn Trống Mái" (1930-1945), “Hai em bé mục đồng"...

    - Minh họa: Hiền và Vọi (trong tác phẩm “Trống Mái" của Khải Hưng), phụ bản thiếu nữ trong các báo Ngày Nay, Thanh Nghị số Tết… “Cô gái với con mèo" (Bìa báo Indochine - 1944)...

    - Sơn dầu trên giấy can: “Xưởng quân giới” (1951)...

    - Sơn mài: “Bộ đội nghỉ chân trên đồi” (1948), “Phố trụi" (1948-1950)...

    - Màu nước: “Đèo Lũng Lô" (1954)...

    - Khắc gỗ: “Hồ Chủ tịch làm việc ở Bắc Bộ phủ” (1946)...

    - Tem: Tem Apsara của ông là mẫu tem thứ 23 của Bưu điện Đông Dương kể từ khi Pháp phát hành tem thư ở Việt Nam

  • Thông tin thêm:

    - Năm 2013, tác phẩm: "Hai thiếu nữ và em bé" của Họa sĩ Tô NGọc Vân trong bộ sưu tập của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã được xếp hạng Bảo vật quốc gia.


Có (0) kết quả được tìm thấy cho từ khóa