Chiến dịch Thượng Lào (13/4-3/5/1953)
Sau những thắng lợi ở chiến trường Tây Bắc (xem thêm Chiến dịch Tây Bắc, 14.10-10.12.1952), vùng giải phóng của Cách mạng Việt Nam được mở rộng tới sát Thượng Lào đã tạo điều kiện thuận lợi cho Cách mạng hai nước Việt Nam và Lào đẩy mạnh phối hợp đấu tranh, làm thất bại âm mưu củng cố “Xứ Nùng tự trị” và “Xứ Thái tự trị” của thực dân Pháp, về phía Pháp, nhận thấy nguy cơ có thế mất Thượng Lào, đầu năm 1953, tướng Xalăng, Tư lệnh quân Pháp ở Đông Dương quyết định đặt Thượng Lào dưới quyền chỉ huy của Bộ chỉ huy Quân đội Pháp ở Bắc Bộ, đồng thời chia chiến trường Thượng Lào thành hai khu vực phòng thủ là Mê Công (gồm hai phân khu Viêng Chăn và Luông Phabăng) và Trấn Ninh (gồm hai phân khu sầm Nưa và Xiêng Khoảng), trong đó tập trung xây dựng sầm Nưa thành một tập đoàn cứ điểm kiên cố, tương tự tập đoàn cứ điểm Nà Sản ở Tây Bắc Việt Nam, coi đó là khu vực quan trọng trong hệ thống phòng thủ nhằm ngăn chặn hoạt động của bộ đội Việt Nam tiến sang Thượng Lào.
Thực hiện kế hoạch trên, tướng Xalăng gấp rút tăng cường lực lượng cho sầm Nưa 3 tiểu đoàn Quân đội Vương quốc Lào, gồm Tiểu đoàn Dù 1 (lèBPL), Tiểu đoàn 5 khố đỏ (5èBộ tư lệnh) và Tiểu đoàn Biệt kích 8 (8èBCL), với tổng số hơn 2.500 quân chưa kể lực lượng địa phương, do Thiếu tá Manphattơ chỉ huy. Tại đây, địch tổ chức phòng ngự thành 11 cứ điểm dài khoảng 2 km và chiều ngang 1,8 km, có sân bay dã chiến Nà Thông và bãi nhảy dù Nà Viêng; xung quanh các cứ điểm đều có hàng rào và bãi chướng ngại vật bảo vệ, cây cối được phát quang để mở rộng tầm quan sát từ xa, kết hợp với việc thường xuyên tung lực lượng biệt kích thăm dò hoạt động của ta. Ngoài ra, tại Xiêng Khoảng địch cũng tăng thêm 1 tiểu đoàn Quân đội Vương quốc Lào để phối hợp tác chiến.
Trước âm mưu và hoạt động của địch, cuối tháng 1.1953, Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng đã đánh giá: mặc dù địch đã tăng cường phòng thủ, nhưng vùng Thượng Lào vẫn là chỗ yếu và sơ hở của địch. Do ở xa, khả năng tăng viện, tiếp tế khó khăn và dễ bị chia cắt, nên tinh thần binh lính Phái hữu Lào yếu kém, khả năng chiến đấu thấp. Ngày 2.2.1953, Tổng Quân ủy thông qua phương hướng mở chiến dịch Xuân - Hè 1953, phối hợp với quân và dân Lào tiến công địch ở sầm Nưa, nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, giải phóng đất đai, xây dựng căn cứ đứng chân cho Cách mạng Lào, buộc địch phải phân tán lực lượng đối phó, tạo điều kiện thúc đẩy Cách mạng hai nước, đồng thời rèn luyện cho bộ đội cách đánh tập đoàn cứ điểm. Bộ chi huy Chiến dịch gồm Chỉ huy trưởng Võ Nguyên Giáp, Chủ nhiệm Chính trị Nguyễn Chí Thanh, Tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái, Chủ nhiệm Cung cấp Nguyễn Văn Nam; phía Chính phủ kháng chiến Lào tham gia chi đạo chiến dịch có Hoàng thân Xuphanuvông (Thủ tướng Chính phủ) và Bộ trưởng Quốc phòng Cayxỏn Phômvihản.
Sau hơn một tháng chuẩn bị, cuối tháng 3.1953, kế hoạch tác chiến chiến dịch đã cơ bản hoàn thành, Sầm Nưa là hướng chủ yếu của chiến dịch, lưu vực sông Nậm Hu (phía bắc) và Xiêng Khoảng (phía nam) là hướng phối hợp. Phương châm tác chiến là dùng cách đánh vận động, nhanh chóng hành quân từ xa tới bao vây khống chế, không cho địch tăng viện hoặc rút lui; tiến hành công kích các điếm cao quan trọng ở ngoại vi, kết hợp tranh thủ đánh sâu vào tung thâm, chia cắt tiêu diệt quân địch. Lực lượng tham gia chiến dịch: hướng chủ yếu (tiêu diệt Tập đoàn cứ điểm sầm Nưa), có 6 trung đoàn bộ binh của các Đại đoàn 308 (3 trung đoàn), Đại đoàn 312 (2 trung đoàn) và Đại đoàn 316 (1 trung đoàn), 4 đại đội sơn pháo 75 mm (12 khẩu), 2 tiểu đoàn súng máy phòng không 12,7 mm và 3 đại đội súng cối 120 mm (12 khẩu), 1 tiếu đoàn công binh và 1 đại đội trinh sát, phối hợp với Quân tình nguyện Việt Nam thuộc Đoàn 80 ở Hủa Phăn và lực lượng vũ trang Cách mạng Lào (khoảng 500 bộ đội địa phương tỉnh Sầm Nưa cùng du kích 2 huyện Xiềng Khọ và Mường Xôi); hướng thứ yếu (tiến công địch trên 2 cánh theo đường 7A và đường 4 từ Mường Ngàn vào thị xã Xiêng Khoảng), có Đại đoàn 304 và 1 đại đội sơn pháo 75 mm, 1 đại đội súng cối 120 mm, 1 tiêu đoàn súng máy phòng không 12,7 mm, phối hợp với Quân tình nguyện Việt Nam thuộc Đoàn 81 ờ Xiêng Khoảng và lực lượng vũ trang Cách mạng Lào (khoảng 400 bộ đội địa phương cùng du kích vùng Mường Mộc và Bàn Thín). Ngoài ra, trên hướng phối hợp ở khu vực sông Nậm Hu (Luông Phabăng) còn có Trung đoàn Bộ binh 148 (Quân khu Tây Bắc) cùng với Quân tình nguyện Việt Nam thuộc Đoàn 82 và lực lượng vũ trang Cách mạng Lào (300 du kích huyên Mường Ngòi); lực lượng dự bị chiến dịch có Trung đoàn 174 (Đại đoàn 316) đứng chân ở khu vực Mộc Châu sẵn sàng tham gia chiến đấu trên hướng chủ yếu.
Ngay sau khi có quyết định mở chiến dịch, Hội đồng Cung cấp Mặt trận được tổ chức thành hệ thống từ trung ương đến các tỉnh và liên khu, đồng thời các ban chi viện tiền phương của các bộ ngành cũng nhanh chóng được thành lập để phối hợp bào đảm. Tổng cục Cung cấp cùng với bộ phận hậu cần các đơn vị tham gia chiến dịch đã khân trương tố chức hệ thống kho tàng, bến bãi trên tuyến đường hơn 600 km từ Lạng Sơn qua suối Rút, Mộc Châu, sốp Nao tới Sầm Nưa, đồng thời huy động hàng chục nghìn dân công và hàng nghìn các loại phương tiện ô tô, thuyền mảng, xe đạp và ngựa thồ, bào đàm vận chuyển lương thực thực phẩm, vũ khí đạn dược từ hậu phương lên phía trước phục vụ chiến dịch, trong đó công tác hậu cần ở hướng chú yếu do Tổng cục Cung cấp trực tiếp đảm nhiệm và tổ chức thành 3 tuyến (Vạn Mai, suối Rút, Vạn Yên) nhằm thống nhất chỉ huy các lực lượng quân nhu, quân y, quân khí, vận tải trên từng khu vực (huy động được 62.500 lượt dân công, bảo đàm tiếp tế 6.300 t lương thực, 200 t muối, 480 t thực phẩm, 1661 vũ khí).
Ngoài ra, Bộ Tổng tư lệnh cũng kịp thời giao nhiệm vụ cho Bộ tư lệnh Quân tình nguyện Việt Nam ở Thượng Lào phối hợp với quân dân địa phương khấn trương tiến hành công tác chuẩn bị chiến trường và lực lượng tham gia chiến đấu, đấy mạnh công tác vận động quần chúng xây dựng cơ sở, phát triển chiến tranh du kích ở các vùng trọng điểm. Huyện Xiềng Khọ và các địa bàn dọc theo trục đường Sốp Nao - Sầm Nưa là khu vực tập trung làm công tác chuẩn bị. Để bảo đảm yếu tố bí mật, bất ngờ cho chiến dịch, đêm 21.3, Tiểu đoàn 999 (Đại đoàn 316) thực hiện kế hoạch nghi binh đánh vào Nà Sản, đồng thời các lực lượng chiến dịch cũng bắt đầu triển khai hành quân. Sau khi vào vị trí tập kết, ngày 8.4, các đơn vị được tổ chức thành 3 cánh bí mật tiến quân sang Thượng Lào: cánh thứ nhất (hướng chù yếu), gồm các đại đoàn 308, 312 và một bộ phận của Đại đoàn 316 theo đường 6 tiến sang Sầm Nưa; cánh thứ hai (hướng thứ yếu) có Đại đoàn 304 từ Nghệ An theo đường 7 lên Xiêng Khoảng nhằm ngăn chặn địch rút chạy từ sầm Nưa xuống; cánh thứ ba (hướng phối hợp) là Trung đoàn 148 từ Điện Biên Phủ xuống khu vực sông Nậm Hu làm nhiệm vụ uy hiếp địch ở Luông Phabăng. Sở chỉ huy Chiến dịch tiến sau Đại đoàn 308 vào triến khai ở khu vực gần Mường Pua.
Về phía địch, phát hiện các đại đoàn chủ lực của ta tiến sang Thượng Lào, trưa 12.4, tướng Xalăng vội ra lệnh rút toàn bộ lực lượng khỏi Sầm Nưa để tránh nguy cơ bị tiêu diệt; đêm 12.4, địch bắt đầu tổ chức rút quân. Do trời mưa, tối 13.4 quân Pháp mới về đến Nà Noọng (tây nam Sầm Nưa 23 km), nghĩ tại đây đến sáng 14.4 tiếp tục hành quân. Trước tình huống địch bất ngờ rút chạy khỏi sầm Nưa, Bộ chỉ huy Chiến dịch nhanh chóng thay đổi kế hoạch từ đánh địch trong công sự vững chắc sang đánh địch rút chạy. Trưa 13.4, các đơn vị trên hướng chù yếu tổ chức lực lượng gọn nhẹ, nhận lệnh cấp tốc hành quân truy kích; đồng thời Đại đoàn 304 ở hướng thứ yếu tập trung đánh mạnh trên đường 7, không cho địch chạy thoát về Cánh Đồng Chum. Chấp hành mệnh lệnh được giao, các đơn vị đều kịp thời tổ chức đội hình truy kích (riêng một số đơn vị của 2 trung đoàn 209 và 102 do triển khai chậm đến 17 giờ ngày 13.4 mới xuất phát), trong đó những đơn vị dẫn đầu đội hình trên hướng chủ yếu gồm Tiểu đoàn 888 (Trung đoàn 176, Đại đoàn 316), các tiểu đoàn 23 (Trung đoàn 88) và 79 (Trung đoàn 102) thuộc Đại đoàn 308, Tiểu đoàn 166 (Trung đoàn 209) và 2 đại đội của Trung đoàn 165 (Đại đoàn 312).
Đêm 13.4, Tiểu đoàn 888 đuổi kịp và đánh tan bộ phận rút chạy phía sau của địch ở khu vực Mường Hàm (cách Sầm Nưa khoảng 30 km), bắt hầu hết quan chức đứng đầu chính quyền tỉnh sầm Nưa, thực hiện thắng lợi trận mở màn chiến dịch. Trong khi Tiểu đoàn 888 diệt địch ở Mường Hàm, Trung đoàn 98 (Đại đoàn 316) vừa hành quân tới nơi đã kịp thời phối hợp truy đuổi, đến 9 giờ ngày 14.4, phát hiện một cánh quân địch ở gần bản Nà Noọng (gồm bộ phận còn lại cùa một đơn vị Lê dương, Tiểu đoàn biệt kích 8 và 2 đại đội của Tiểu đoàn Dù 1 thuộc lực lượng Phái hữu Lào). Chi huy Trung đoàn lập tức sử dụng Tiểu đoàn 439 đánh thăng vào đội hình địch, đồng thời đôn đốc lực lượng ở phía sau lẽn hỗ trợ và điều động 2 đại đội theo đường tắt qua Nà Noọng bố trí trận địa ngăn chặn không cho địch chạy sang Mường Pồn. Bằng cách đánh bất ngờ, tạo thế bao vây và truy kích mãnh liệt, đến trưa 14.4, Trung đoàn 98 đã cơ băn tiêu diệt cánh quân địch ở Nà Noọng (diệt và bắt gần 300 quân địch, trong đó bắt Trung úy Đơ Lagac, Tham mưu trưởng phân khu sầm Nưa, Trung úy Engiê chỉ huy Tiểu đoàn biệt kích 8).
Sau hai trận chiến đấu thắng lợi ở Mường Hàm và Nà Noọng, các đơn vị đấy nhanh tốc độ truy kích, riêng Trung đoàn 98 được lệnh tiến quân lên hướng bắc (khu vực sông Nậm Hu) phối hợp với Trung đoàn 148 tạo thế uy hiếp Luông Phabăng. Rạng sáng 17.4, Trung đoàn 102 và một bộ phận của Trung đoàn 209 tiếp cận đội hình chính của địch ở khu vực Hứa Mường (cách sầm Nưa khoảng 80 km), nhanh chóng phối hợp bao vây tiến công tiêu diệt phần lớn quân địch, trong đó có 40 lính Âu - Phi. số địch còn lại khoảng 200 quân do Manpơlat chi huy chạy thoát về Mường Lạp. Tướng Xalăng buộc phải điều động thêm 7 tiếu đoàn bộ binh và 2 tiếu đoàn pháo binh từ chiến trường Bắc Bộ sang tăng cường lực lượng bảo vệ Cánh Đồng Chum, xây dựng thành tập đoàn cứ điểm để cố giữ vị trí chiến lược này.
Tại Xiêng Khoảng (hướng thứ yếu), ngày 15.4 khi nghe tin Đại đoàn 304 chuẩn bị tổ chức tiến công, lực lượng địch đóng ở Noọng Hét và thị trấn Bản Ban hoảng sợ rút chạy. Trung đoàn 66 được lệnh cùng bộ đội Itxala (Lào) vào tiếp quản Noọng Hét; Trung đoàn 9 tiếp quản thị trấn Bản Ban, sau đó đưa 2 tiêu đoàn về sầm Nưa phối hợp với hướng chủ yếu, 1 tiểu đoàn tiến vào Khang Khay. Ngày 18.4, Đại đoàn 304 sử dụng Trung đoàn 57 giải phóng thị xã Xiêng Khoảng, đồng thời điều một bộ phận lên phía bắc đường 7 đánh chiếm Mường Na và thị trấn sầm Tớ, buộc địch phải rút chạy khỏi nhiều vị trí ở Mường Ngạt, Mường Ngàn.
Tại khu vực sông Nậm Hu (hướng phối hợp), Trung đoàn 148 cùng bộ đội tình nguyện và bộ đội Itxala đẩy mạnh hoạt động tiến công, ngày 21.4 diệt 1 đại đội ở Mường Ngòi và buộc địch ở đồn Nậm Bạc rút chạy; ngày 23.4, Trung đoàn 98 từ phía nam lên phối hợp tiến đánh vị trí Mường Khoa, ngày 26.4 diệt vị trí Pắc Sàng và chặn đánh địch ở Bản Sẻ. Phát huy thắng lợi đã giành được, trong những ngày cuối tháng 4.1953, các đơn vị quân tình nguyện Việt Nam và lực lượng vũ trang Lào tiếp tục tổ chức truy kích các toán quân địch rút chạy, đồng thời tăng cường hoạt động gây sức ép ở Luông Phabăng, khiến Bộ chỉ huy Pháp phải gấp rút điều hai tiểu đoàn thuộc Binh đoàn Cơ động 1 (GM1) do Đại tá Đaliê chỉ huy từ Nà Sản sang xây dựng thành tập đoàn cứ điểm bảo vệ kinh đô Luông Phabăng. Ngày 3.5 chiến dịch kết thúc.
Kết quả, ta đã loại khỏi vòng chiến đấu khoảng 2.800 quân địch (1/5 tổng số quân địch ở Lào), đánh tan 3 tiểu đoàn và 3 đại đội ở sầm Nưa, 8 đại đội ở khu vực sông Nậm Hu và hàng trăm địch ở mặt trận đường 7 - Xiêng Khoảng; giải phóng 5 vị trí và bức rút 25 vị trí khác, trong đó có 2 vị trí chi huy phân khu sầm Nưa và Xiêng Khoảng; giải phóng khoảng 4 nghìn km2, gồm toàn bộ tỉnh sầm Nưa, một phần tỉnh Xiêng Khoảng và một số huyện dọc sông Nậm Hu thuộc các tỉnh Luông Phabăng và Phongxalì, với hơn 300 nghìn dân.
Chiến dịch Thượng Lào là chiến dịch vận động truy kích dài ngày và lớn nhất của Quân đội nhân dân Việt Nam phối hợp với lực lượng vũ trang Cách mạng Lào kể từ ngày đầu cuộc kháng chiến chống Pháp. Thắng lợi của chiến dịch thể hiện tình đoàn kết chiến đấu gắn bó giữa quân và dân hai nước Việt - Lào, góp phần quan trọng trong việc mở rộng địa bàn đứng chân cho lực lượng kháng chiến Lào, nối liền vùng giải phóng và tạo thế chiến lược có lợi cho Cách mạng hai nước, buộc lực lượng cơ động của Quân đội Pháp trên chiến trường Bắc Đông Dương phải bị động đối phó, đồng thời làm phá sản kế hoạch giành lại quyền chủ động chiến lược do Tatxinhi Cao ủy Pháp ở Đông Dương vạch ra và giao cho tướng Xalăng thực hiện (sau thất bại này, Chính phủ Pháp phải cử Nava sang thay Xalăng làm Tổng chi huy quân viễn chinh Pháp ở Đông Dương). Thành công của chiến dịch được thể hiện ở sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt của Bộ Tổng tư lệnh; trong quá trình chỉ đạo và tổ chức thực hiện, Bộ chi huy Chiến dịch đã chủ động, linh hoạt và kịp thời quyết định chuyển từ đánh công kiên sang đánh vận động truy kích khi địch rút chạy, đồng thời đẩy mạnh tiến công trên hướng phối hợp nhằm triệt để tận dụng thời cơ giành thắng lợi do hướng chủ yếu tạo ra. Tuy nhiên, chiến dịch còn có mặt hạn chế như sự chỉ đạo vận dụng chiến thuật truy kích chưa tốt nên các đơn vị còn bỏ lỡ nhiều cơ hội diệt địch, làm hạn chế kết quả chiến dịch. Trên cơ sở những bài học kinh nghiệm này, chúng ta đã rút ra được một số nguyên tắc quý báu về chiến thuật truy kích trong tác chiến chiến dịch để kịp thời vận dụng cho các chiến dịch tiếp sau trong giai đoạn kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp.
Nguồn: Bách Khoa toàn thư Quân sự Việt Nam, Quyển 1: Lịch sử Quân sự (Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân - năm 2015)