[Photo] Ảnh tư liệu về Hiệp định Paris 1973
Đoàn đại biểu Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (sau đó là Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam) trao đổi tại trụ sở của đoàn ở thủ đô Paris, tháng 1/1969. Ảnh: Văn Lượng - TTXVN
Ngày 25/1/1969, Hội nghị bốn bên về hòa bình tại Việt Nam chính thức khai mạc phiên toàn thể đầu tiên, gồm 4 đoàn đại biểu: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, Mỹ và Việt Nam Cộng hòa. Ảnh: Tư liệu TTXVN
Đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, do Bộ trưởng Xuân Thủy làm trưởng đoàn, ông Lê Đức Thọ làm Cố vấn đặc biệt, tham dự phiên khai mạc Hội nghị bốn bên về Việt Nam. Ảnh: Tư liệu TTXVN
Đoàn đại biểu Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (MTDTGPMNVN) do ông Trần Bửu Kiếm làm trưởng đoàn, bà Nguyễn Thị Bình và ông Trần Hoài Nam làm Phó trưởng đoàn, dự Hội nghị 4 bên Mỹ - Việt Nam Cộng hòa - Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - MTDTGPMNVN, ngày 25/1/1969. Ảnh: TTXVN
Ông Trần Bửu Kiếm, Trưởng Đoàn đại biểu Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (MTDTGPMNVN) đọc bản tuyên bố nêu rõ lập trường của MTDTGPMNVN về việc giải quyết vấn đề Việt Nam tại Hội nghị bốn bên ở Paris, ngày 25/1/1969. Ảnh: Tư liệu TTXVN
Bà Nguyễn Thị Bình, đại diện Đoàn MTDTGPMNVN trả lời phỏng vấn của các nhà báo sau khi dự phiên họp đầu tiên. Ảnh: Tư liệu TTXVN
Ngày 16/12/1968, hơn 600 kiều bào cùng nhiều người dân Paris và nước ngoài tập trung tại sân bay Le Bourget, chào đón đoàn đại biểu Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam do ông Trần Bửu Kiếm dẫn đầu, đến Paris dự Hội nghị bốn bên về Việt Nam. Ảnh: Tư liệu TTXVN
Sáng 4/11/1968, Đoàn đại biểu Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam do bà Nguyễn Thị Bình, Phó Trưởng đoàn dẫn đầu, đến Paris dự Hội nghị bốn bên về Việt Nam. Ảnh: Văn Lượng-TTXVN
Bộ trưởng Xuân Thủy, Trưởng đoàn Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (phải) và Trưởng đoàn Mỹ William Averell Harrimann tại cuộc họp báo sau Phiên thứ 27 Cuộc nói chuyện chính thức giữa đại diện Chính phủ VNDCCH và đại diện Chính phủ Mỹ ở Paris, ngày 23/10/1968. Ảnh: Tư liệu TTXVN
Ngày 3/6/1968, đông đảo các chính khách và kiều bào tại Paris (Pháp) ra sân bay Bretigny đón Bộ trưởng Xuân Thuỷ và đồng chí Lê Đức Thọ, Cố vấn đặc biệt của Đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đến dự Hội nghị Paris. Ảnh: Văn Lượng - TTXVN
Đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Bộ trưởng Xuân Thủy dẫn đầu, tham dự hội nghị. Ảnh: Văn Lượng - TTXVN
Đoàn đại biểu Hoa Kỳ tại cuộc gặp chính thức với đoàn Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Paris (13/5/1968).
Ngày 13/5/1968, Hội nghị về hòa bình tại Việt Nam giữa hai bên: Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Mỹ khai mạc tại Paris. Cuộc chiến Việt Nam từ lúc đó tiến hành song song hai chiến tuyến: Trên mặt trận ngoại giao và trên mặt trận chiến trường. Ảnh: Tư liệu TTXVN
Lễ ký Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam, ngày 27/1/1973, tại Trung tâm Hội nghị quốc tế ở Paris (Pháp). Ảnh: Văn Lượng - TTXVN
Bộ trưởng Ngoại giao Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam Nguyễn Thị Bình ký văn kiện Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam, ngày 27/1/1973, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế ở thủ đô Paris (Pháp). Ảnh: Văn Lượng - TTXVN
Ngày 13/6/1973, tại Hội nghị đảm bảo hoà bình ở Việt Nam, Phó Thủ tướng Việt Nam Cộng hòa Trần Lưu Viên, đại diện Chính phủ CMLTCHMNVN Nguyễn Văn Hiếu, cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ và cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Henry Kissinger ký Hiệp định Hòa bình (tạm gọi là Hiệp định Paris bổ sung) nhằm củng cố thêm cơ sở chính trị và pháp lý của Hiệp định ký ngày 27/1, chấm dứt hẳn xung đột ở miền Nam Việt Nam. Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN phát
Thực thi Hiệp định Paris, ngày 29/3/1973, Bộ Chỉ huy viện trợ quân sự Mỹ (MACV) tại Sài Gòn làm lễ cuốn cờ, chính thức chấm dứt 11 năm hoạt động. Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN phát
Thực thi Hiệp định Paris, lính Mỹ lên máy bay rút khỏi miền Nam Việt Nam dưới sự giám sát của Quân đội Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và quân Giải phóng, tại sân bay Tân Sơn Nhất, ngày 19/3/1973. Ảnh: Hứa Kiểm – TTXVN
Phi công Mỹ John McCain (đi đầu) trong đoàn 108 tù binh chiến tranh được Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trao trả cho phía Mỹ, ngày 14/3/1973, tại sân bay Gia Lâm, Hà Nội. Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
Chiến sĩ ta thoát khỏi ngục tù của Mỹ ngụy để trở về vùng giải phóng, trong buổi trao trả tù binh trên sông Thạch Hãn, tỉnh Quảng Trị, ngày 9/3/1973. Ảnh: Chu Chí Thành – TTXVN