[Photo] Kỷ niệm 75 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc (11/6/1948 - 11/6/2023): Sức lan tỏa của tinh thần thi đua yêu nước

Lời kêu gọi thi đua ái quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 11/6/1948 đã mở đầu cho phong trào thi đua yêu nước của toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, chính thức phát động phong trào thi đua yêu nước trong toàn Ðảng, toàn quân và toàn dân trên mọi mặt trận. Sức lan tỏa của phong trào này đã góp phần giáo dục truyền thống, khơi dậy lòng yêu nước tự hào dân tộc, phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

  • Chủ tịch Hồ Chí Minh với đại biểu dự Đại hội Chiến sĩ thi đua và Cán bộ gương mẫu toàn quốc tại Việt Bắc (1 - 6/5/1952). Ảnh: TTXVN

  • Trong bom đạn, giáo viên và học sinh các trường ở miền Bắc vẫn đảm bảo chương trình giáo dục, nỗ lực thi đua “dạy tốt, học tốt”. Trong ảnh: Một tiết học ở Trường phổ thông cấp I-II huyện An Hải (Hải Phòng). Ảnh: Bảo Hanh – TTXVN

  • Thiếu niên, nhi đồng Thủ đô chào mừng Đại hội Anh hùng, Chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ V, khai mạc sáng 16/1/1986, tại Hà Nội. Ảnh: Kim Hùng – TTXVN

  • Hưởng ứng phong trào giữ đất “Một tấc không đi, một ly không rời” diễn ra khắp vùng nông thôn Nam bộ và Tây Nguyên, đồng bào các dân tộc Pleiku biểu tình chống lại chính sách dồn dân, lập ấp chiến lược của Mỹ-Ngụy, quyết tâm lập làng chiến đấu. Ảnh: TTXVN

  • Chiếc máy cày của Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng Hợp tác xã Đại Phong (Quảng Bình), lá cờ đầu của ngành nông nghiệp, thực hiện luống cày đầu trước sự vui mừng của bà con xã viên (tháng 6/1961). Ảnh: Văn Thượng – TTXVN

  • Chủ tịch Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam Nguyễn Hữu Thọ với các đại biểu tại Đại hội Anh hùng, Chiến sĩ thi đua, Dũng sĩ các LLVTND miền Nam Việt Nam lần thứ hai, tổ chức tại Vùng giải phóng (9/1967). Ảnh: Minh Hòa – TTXVN

  • Phong trào “Chiếc gậy Trường Sơn” được phát động rộng khắp ở miền Bắc, góp phần động viên và tạo thêm sức mạnh cho lớp lớp thanh niên vượt Trường Sơn vào miền Nam đánh Mỹ. Ảnh: TTXVN

  • Từ cuối năm 1960, Trường Phổ thông cấp II Bắc Lý (Hà Nam) là lá cờ đầu của ngành Giáo dục trong thực hiện phương châm “Học phải đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn, nhà trường gắn liền với xã hội”. Phong trào “Tiếng trống Bắc Lý” đã nhanh chóng trở thành một trong các phong trào thi đua tiêu biểu của ngành giáo dục giai đoạn bấy giờ. Ảnh: TTXVN

  • Chủ tịch Hồ Chí Minh và lãnh đạo Đảng, Nhà nước với 43 Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân tham dự Đại hội Anh hùng, Chiến sĩ thi đua toàn quân lần thứ 3 (Hà Nội, ngày 7/5/1956). Ảnh: TTXVN

  • Chủ tịch Hồ Chí Minh gặp gỡ đại biểu dự Đại hội liên hoan Anh hùng, Chiến sĩ thi đua ngành Nông nghiệp và Đổi công toàn quốc (Hà Nội, 23/5/1957). Ảnh: TTXVN

  • Đoàn đại biểu học sinh trường Trưng Vương, đại diện cho các học sinh có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua “Học tốt” của Hà Nội đến chúc mừng sinh nhật Bác Hồ, ngày 19/5/1958, tại Phủ Chủ tịch. Ảnh: TTXVN

  • Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện thân mật với Anh hùng Lao động Nguyễn Phúc Đồng (Ngành Quân giới) và nữ Anh hùng Nguyễn Thị Năm (Dệt Nam Định) trong buổi họp mặt các đại biểu dự Đại hội liên hoan Anh hùng, Chiến sĩ thi đua Công-Nông-Binh toàn quốc lần thứ II (Hà Nội, 7/7/1958). Ảnh: TTXVN

  • Chủ tịch Hồ Chí Minh với đại biểu dự Đại hội liên hoan Anh hùng, Chiến sĩ thi đua Công-Nông-Binh toàn quốc lần thứ II (Hà Nội, 7/7/1958). Ảnh: TTXVN

  • Đại hội liên hoan Anh hùng, Chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ III, diễn ra từ 4 - 6/5/1962 tại Hà Nội. Chủ tịch Hồ Chí Minh đến dự và phát biểu. Ảnh: TTXVN

  • Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng Đoàn đại biểu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng miền Nam trong vườn xoài ở Phủ Chủ tịch (15/11/1965). Ảnh: Vũ Đình Hồng-TTXVN

  • Ngày 6/5/1962, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch Hồ Chí Minh gặp mặt các Anh hùng, Chiến sĩ thi đua từ Đại hội Anh hùng, Chiến sĩ thi đua lần thứ I (1952) đến Đại hội Anh hùng, Chiến sĩ thi đua lần thứ III (1962). Ảnh: TTXVN

  • Chủ tịch Hồ Chí Minh với các Anh hùng, Dũng sĩ diệt Mỹ trong Đoàn đại biểu Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, tại Phủ Chủ tịch, ngày 28/2/1969. Ảnh: TTXVN

  • Chủ tịch Hồ Chí Minh phát biểu tại Đại hội Anh hùng, Chiến sĩ thi đua chống Mỹ, cứu nước (Đại hội Anh hùng Chiến sĩ Thi đua lần thứ IV) tháng 12/1966, tại Hà Nội. Ảnh: TTXVN

  • Lớp học “Diệt giặc dốt” cấp tốc của bộ đội và dân quân tự vệ trong giờ nghỉ trên thao trường trong kháng chiến chống Pháp. Ảnh: TTXVN

  • ”Đội quân tóc dài” là nòng cốt của phong trào Đồng Khởi những năm 1960, đánh dấu bước phát triển của cách mạng miền Nam, chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công. Ảnh: Tư liệu TTXVN

  • Đại tướng Võ Nguyên Giáp gặp gỡ các Anh hùng thuộc lực lượng không quân, hải quân và tên lửa phòng không, tại Đại hội Anh hùng, Chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ IV (1966). Ảnh: TTXVN

  • Phong trào Phụ nữ “Ba đảm đang” do Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt tên và Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam phát động tạo nên một khí thế mạnh mẽ trong phong trào thi đua sản xuất, tham gia phục vụ chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu, góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc, giải phóng miền Nam. Ảnh: Thanh Tụng – TTXVN

  • Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trường Chinh, Phó Thủ tướng Lê Thanh Nghị, Chủ tịch Tổng Công đoàn Việt Nam Hoàng Quốc Việt với các nữ Anh hùng dân quân Trần Thị Lý và Ngô Thị Tuyển, tại Đại hội Anh hùng, Chiến sĩ thi đua lần thứ IV (1966). Ảnh: TTXVN

  • Thủ tướng Phạm Văn Đồng chụp ảnh kỷ niệm với đại diện 5 đơn vị đạt danh hiệu “Lá cờ đầu” trong phong trào thi đua, tại Đại hội Anh hùng, Chiến sĩ thi đua toàn quốc lần III (Hà Nội, ngày 1/5/1962). Ảnh: TTXVN